Tiêu chuẩn HALAL có 3 chương trình trình chứng nhận dành cho các thị trường và khu vực khác nhau là : JAKIM, MUI và GCC. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn chương trình phù hợp với thị trường xuất khẩu đang hướng tới. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa
Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận Halal để đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp Mô tả sản phẩm cần chứng nhận Halal một cách chi tiết, trong đó liệt kê rõ nguyên liệu thành phần và quy trình sản xuất sản phẩm rồi gửi cho Tổ chức chứng nhận Halal
Tổ chức chứng nhận xác minh xem sản phẩm có thuộc phạm vi chứng nhận Halal hay không và phản hồi cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận Halal với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
Tổ chức chứng nhận Halal xem xét các tài liệu, hồ sơ cũng như quy trình sản xuất thực phẩm Halal của doanh nghiệp
Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế cơ sở vật chất sản xuất thực phẩm Halal của doanh nghiệp, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường nhà xưởng.
Nếu trong quá trình đánh giá phát hiện ra các điểm không phù hợp thì doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận Halal.
Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ Halal có hiệu lực trong vòng 01 (một) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các hành động khắc phục theo yêu cầu
Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận Halal sau 01 năm khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.
KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng