Chứng nhận HACCP – Phân tích mối nguy & Kiểm soát tới hạn Thực phẩm (Năm 2025)
KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận HACCP về Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point) theo quy định hiện hành mới nhất năm 2025 cho các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm.
CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?
Chứng nhận HACCP (HACCP certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do tổ chức chứng nhận HACCP có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm
Chứng nhận HACCP là gì ?
Chứng chỉ HACCP hay Giấy chứng nhận HACCP (HACCP certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP.
VIDEO TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN HACCP
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN HACCP
HACCP áp dụng cho tất cả cả cơ sở có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dưới đây là một số đối tượng tiêu biểu có thể chứng nhận HACCP trong lĩnh vực thực phẩm:
Các trang trại trồng trọt - chăn nuôi chính là những doanh nghiệp cần có chứng chỉ HACCP
- Ngư trường, trang trại trồng trọt - chăn nuôi
- Doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, trứng, thịt, sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị, hương liệu, chất phụ gia
- Đơn vị vận chuyển thực phẩm
- Cơ sở sản xuất chế biến sẵn, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hệ thống lưu động
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: vệ sinh, diệt côn trùng, sản xuất máy móc thiết bị dùng cho thực phẩm
- ….
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ HACCP LÀ GÌ?
Lợi ích với Doanh nghiệp
Việc sở hữu giấy chứng nhận HACCP giúp các Doanh nghiệp:
- Xây dựng Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn đạt chuẩn Quốc tế theo tiêu chuẩn HACCP
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xác định mối nguy và nguồn gốc mối nguy trong thực phẩm
- Có các biện pháp ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát mối nguy phù hợp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiết kiệm chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thể hiện cam kết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chứng chỉ HACCP thay thế hợp pháp cho Giấy phép Cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giảm bớt các cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
- Được các Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Quốc tế
Lợi ích với Khách hàng
Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những công ty có chứng nhận HACCP tức là Khách hàng đang:
- Hạn chế nguy cơ lựa chọn nhầm các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
- Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
- Trở thành người tiêu dùng thông thái
- Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm sạch
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HACCP
KNA CERT CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN HACCP UY TÍN
Chứng chỉ HACCP mới nhất
"Chứng chỉ HACCP" hay "Giấy chứng nhận HACCP" được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã xây dựng Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn đạt yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP.
Trên giấy chứng nhận HACCP hiển thị các thông tin sau:
- Tên: Giấy chứng nhận
- Thông tin của doanh nghiệp được cấp chứng nhận (bao gồm: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế)
- Tên của tiêu chuẩn chứng nhận (cụ thể là HACCP)
- Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp)
- Mã số chứng nhận
- Ngày cấp chứng nhận – Ngày hết hạn
- Dấu hiệu chứng nhận
- Chữ ký và tên của đại diện đơn vị cấp chứng chỉ HACCP
- Thông tin của tổ chức cấp chứng chỉ HACCP
- Các thông tin cần thiết khác
Mẫu chứng chỉ HACCP do KNA CERT cấp
Năng lực đánh giá chứng nhận HACCP của KNA CERT
KNA CERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000/ISO 22000 và Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm theo HACCP Codex/TCVN 5603.
Ngoài ra, KNA CERT được Văn phòng Công nhận chất lượng (BOA), thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO 22003-1:2022 và được cấp số hiệu VICAS 059 – FSMS.
Khách Hàng sử dụng dịch vụ Chứng nhận HACCP của KNA
KNA CERT đã hỗ trợ cấp hàng nghìn chứng chỉ HACCP cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ của Chúng Tôi:
Công ty TNHH Trái cây DARLAC FARMS
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Công ty TNHH Hàng Hóa Nông Sản Việt
Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống Cây trồng Việt Nam
Công ty Cổ phần Hikari Đà Lạt
Công ty TNHH Thương mại Sản Xuất Bao Bì Mai Thư
Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ cấp chứng chỉ HACCP
Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận HACCP.
KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là căn cứ uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.
- 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
- 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
- Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
☑️ Công nhận Quốc tế |
🎖️Tư vấn Miễn phí |
☑️ Thương hiệu Toàn cầu |
🎖️+ 10.000 Khách Hàng hài lòng |
☑️ Dịch vụ chuyên nghiệp |
☎ 0968.038.122 |
Hãy liên hệ với dịch vụ đánh giá KNA ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận HACCP và nhận báo giá ưu đãi mới nhất năm 2025
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Sự hài lòng của khách hàng là thành công của KNA
Câu 1: Tại sao lại áp dụng HACCP ?
Trả lời- Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng HACCP để nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm, Kiểm soát tốt các mối nguy có thể ảnh hưởng đến sản phẩm thực phẩm
- Do yêu cầu của luật định; yêu cầu từ khách hàng hoặc các bên liên quan;
- Áp dụng và chứng nhận HACCP để giúp quảng bá, nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức và doanh nghiệp;
Câu 2: Các Nguyên Tắc cơ bản của HACCP
Trả lời- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
- Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
- Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
- Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
Câu 3: HACCP trở thành luật khi nào?
Trả lờiHACCP bắt đầu được xây dựng và áp dụng trong lĩnh vực thực phẩm tại Mỹ vào năm 1971 nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát các mối nguy trong quá trình chế biến thực phẩm.
Sau đó, HACCP là hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được công nhận trên toàn thế giới và được áp dụng phổ biến trên toàn cầu.
Ở nước ta thực hiện HACCP chưa phải là 1 yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên doanh nghiệp thủy sản muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính thường sẽ yêu cầu bắt buộc thực hiện HACCP.
Hơn nữa doanh nghiệp khi đã áp dụng và được chứng nhận theo tiêu chuẩn HACCP sẽ thay thế cho giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Câu 4: Lợi ích của việc thực hiện HACCP là gì?
Trả lờiViệc thiết lập hệ thống HACCP đem lại những lợi ích sau:
- Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
- Tuân thủ các quy định an toàn theo đúng quy định của pháp luật
- Nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu
- Nâng cao hình ảnh, uy tín cho đơn vị
- Xây dựng được quy trình sản xuất thực phẩm an toàn
Câu 5: HACCP được áp dụng từ trang trại đến bàn ăn như thế nào?
Trả lờiHệ thống HACCP được áp dụng từ trang trại đến bàn ăn có nghĩa là bắt đầu ở trang trại và kết thúc khi thức ăn đã được chuẩn bị xong, cho dù là tại nhà hay tai nhà hàng.
Tại trang trại, HACCP được thể hiện qua việc ngăn chặn ô nhiễm xảy ra có ảnh hưởng lớn đến trang trại của bạn. ví dụ như đảm bảo vệ sinh nông nghiệp, giám sát thực phẩm, và quản lý sức khỏe động vật tốt.
Để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm tại các cửa hàng bán lẻ thì cần vệ sinh môi trường sạch sẽ và thực hiện lưu trữ cũng như khâu xử lý an toàn phù hợp. Trong nhà hàng, dịch vụ ăn uống cần xử lý, lưu trữ, nấu thức ăn đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
Tin Mới Nhất
Thông báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Một mùa xuân mới đang về, KNA CERT xin kính chúc Quý khách hàng và Quý đối tác cùng gia đình một năm mới An Khang - Thịnh Vượng - Thành Công Viên Mãn.
Thực hiện CSR mang lại lợi ích kép cho cộng đồng và doanh nghiệp
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ mang lại giá trị trực tiếp cho cộng đồng mà còn giúp công ty nâng cao giá trị thương hiệu...
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện thế nào?
Một số doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết làm sao để thực hiện đúng cách. Trong bài...
Mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở mới nhất
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động cần thiết và bắt buộc đối với một số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nghị định 06/2022/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về việc báo cáo giảm...
Lộ trình áp dụng CBAM từ năm 2026
Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đang dần kết thúc giai đoạn chuyển tiếp và sẽ bước vào giai đoạn thực thi chính thức từ năm 2026. Đây là một trong những sáng kiến môi trường tiên tiến...
Các quy định mới của EU ảnh hưởng tới hàng xuất khẩu của Việt Nam
Liển minh Châu Âu (EU) đã đặt ra nhiều quy định mới trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào EU gồm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ... buộc các...