Doanh nghiệp hãy tìm hiểu nội dung của Bộ quy tắc ứng xử PUMA. Nó sẽ bao gồm tất cả các yêu cầu mà hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đánh giá. Kế đó cần triển khai thực hiện Tiêu chuẩn, đảm bảo sự tuân thủ theo các nguyên tắc. Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo cho nhân sự để áp dụng Tiêu chuẩn hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp phải đảm bảo chọn được Tổ chức đánh giá được phê duyệt để thực hiện đánh giá theo yêu cầu của PUMA. Sau đó tiến hành khai báo thông tin theo yêu cầu của Tổ chức đánh giá để đăng ký đánh giá.
Doanh nghiệp phải hoàn thành việc tự đánh giá theo bảng câu hỏi tự đánh giá được nhận trước khi cuộc đánh giá chính thức diễn ra.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá với Tổ chức đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá chính thức. Đánh giá viên sẽ có cuộc họp đầu tiên với ban quản lý nhà máy.
Tổ chức đánh giá tiến hành đánh giá thực tế tại Doanh nghiệp, trong đó thực hiện các hoạt động:
Tham quan nhà máy: Đánh giá viên kiểm soát khu vực làm việc, bàn làm việc, khu vực xã hội, nhà vệ sinh, nhà kho, ...
Phỏng vấn: Đánh giá viên nói chuyện với các nhân viên được chọn ngẫu nhiên mà không có sự hiện diện của quản lý, một số trường hợp sẽ có đại diện nhân viên
Đánh giá viên kiểm tra các tài liệu: hồ sơ nhân sự, bảng lương, đóng góp an sinh xã hội,
Đánh giá viên PUMA sẽ thảo luận về những điểm yếu với ban quản lý nhà máy và đề xuất những cách có thể thực hiện cải tiến. Sau khi kiểm tra, Đánh giá viên PUMA sẽ kiểm tra trực tuyến hoặc thông qua chuyến thăm thực địa để xem liệu những cải tiến cần thiết trong nhà máy có được thực hiện chính xác hay không.
Ban quản lý nhà máy theo dõi các biện pháp đã thực hiện, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến sức khỏe và an toàn. Nếu Đánh giá viên phát hiện “Các vấn đề không khoan nhượng” như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và sản xuất bất hợp pháp, thì có nghĩa là nhà máy đã không thực hiện khắc phục những vấn đề đó ngay lập tức. Trong trường hợp đó, PUMA sẽ chấm dứt quan hệ kinh doanh với nhà máy.
Tổ chức đánh giá cấp báo cáo cho doanh nghiệp (hạng A, B, C, D) căn cứ vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện Tái đánh giá sau khi báo cáo hết hiệu lực, quy trình tái chứng nhận tương tự như các bước trên
KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng