RCS là gì? Tìm hiểu về Tiêu chuẩn RCS - KNA CERT
RCS là gì? Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế (RCS - Recycled Claim Standard) là một trong những tiêu chuẩn nổi bật của Textile Exchange về xác minh nguyên vật liệu tái chế trong một thành phẩm. Nhất là trong bối cảnh xu hướng sử dụng các sản phẩm tái chế đang được ưu tiên thì việc tìm hiểu các tiêu chuẩn tái chế như RCS lại càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu yêu cầu của RCS cũng như lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi chứng nhận RCS.
RCS LÀ GÌ?
RCS là viết tắt của từ gì?
RCS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Recycled Claim Standard”, dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế”. Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế RCS theo dõi đầu vào tái chế thông qua chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch của nguồn nguyên liệu đầu vào.
Khác với Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS (một tiêu chuẩn tái chế khác của Textile Exchange), tiêu chuẩn RCS không đề cập tới khía cạnh môi trường và xã hội trong quá trình xử lý nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm cũng như không kiểm soát chất lượng hoặc việc tuân thủ pháp luật mà chỉ thuần túy quản lý nguyên liệu tái chế trong sản phẩm.
Lịch sử phát triển của RCS
Tiêu chuẩn RCS được phát triển bởi tổ chức Textile Exchange và Nhóm Công tác của Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời về Nguồn gốc Vật liệu Bền vững. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn được ban hành vào năm 2013. Textile Exchange đã theo dõi và đánh giá liên tục sự phù hợp của tiêu chuẩn so với bối cảnh và yêu cầu thực tế của thời đại.
Ngày 01/07/2017, Textile Exchange đã ban hành phiên bản mới Recycled Claim Standard 2.0, thay thế cho phiên bản đầu tiên. Tính tới thời điểm hiện tại, RCS 2.0 là phiên bản mới nhất hiện nay của Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế.
MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN RCS LÀ GÌ?
Chứng nhận RCS đảm bảo những điều sau:
- Đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần (CCS - Content Claim Standard)
- Có ít nhất 5% vật liệu tái chế được chứng nhận trong sản phẩm
- Theo dõi, truy tìm nguyên liệu đầu vào tái chế
- Cung cấp cho khách hàng (cả thương hiệu và người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.
- Đảm bảo rằng vật liệu trong sản phẩm cuối cùng thực sự được tái chế và xử lý bền vững hơn.
NHÃN DÁN RCS
Các sản phẩm được chứng nhận RCS sẽ được dán nhãn RCS trên sản phẩm. Có hai loại nhãn dán RCS căn cứ vào tỷ lệ nguyên vật liệu tái chế trong thành phẩm.
- RCS 100: Nhãn dán dành cho sản phẩm có chứa từ 95-100% nguyên vật liệu tái chế (Với điều kiện không có bất kỳ nguyên liệu cùng loại nào không được chứng nhận)
- RCS Blended: Nhãn dán dành cho sản phẩm có chứa từ 5-95% nguyên vật liệu tái chế và không có hạn chế nào khác về hàm lượng nguyên liệu còn lại.
PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TUYÊN BỐ TÁI CHẾ RCS
Tiêu chuẩn RCS dành cho sản phẩm nào?
Tiêu chuẩn RCS được xây dựng để sử dụng với bất kỳ sản phẩm nào có chứa ít nhất 5% vật liệu tái chế. Mỗi giai đoạn sản xuất đều phải được chứng nhận, bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc ở người bán cuối cùng trong giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cuối cùng.
Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế RCS áp dụng cho các sản phẩm sau:
- Hàng may mặc tái chế, quần áo và các sản phẩm dệt may cuối cùng
- Hàng dệt gia dụng tái chế
- Vải tái chế
- Sợi tái chế
- Kim loại tái chế
- Nhựa tái chế
- Giấy tái chế
- …
Tiêu chuẩn RCS dành cho đối tượng nào?
Chứng nhận RCS áp dụng cho các địa điểm, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau trong chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Tái chế:
- Tỉa mép
- Quay tròn
- Dệt và đan
- Nhuộm và in ấn
- Cắt và may
- Dán nhãn
- Bảo quản
- Phân phói
- ….
Các địa điểm thu thập vật liệu và tập trung vật liệu có quyền tự khai báo, thu thập tài liệu và tham quan hiện trường.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN RCS
Lời tựa
Giới thiệu
Thành viên nhóm công tác quốc tế
Cách sử dụng Tài liệu này
Phần A – Thông tin chung
A1 – Định nghĩa
A2 – Tài liệu tham khảo
A2.1 Tài liệu kèm theo
A2.2 Tài liệu tham khảo
A3 – Nguyên tắc chứng nhận RCS
A3.1 Phạm vi
A4 – Yêu cầu về vật liệu tái chế
A4.1 Tái chế vật liệu
A5 – Yêu cầu về chuỗi cung ứng
A5.1 Áp dụng các yêu cầu sản xuất
A5.2 Sản xuất và Thương mại
Phụ lục
Phụ lục A – Công cụ và Tài nguyên
Bộ công cụ chứng nhận trao đổi dệt may - Dòng sản phẩm thiết yếu
Câu hỏi và thông tin bổ sung
Phụ lục B – Thỏa thuận nhà cung cấp vật liệu tái chế
Phụ lục C – Khai báo Vật liệu Thu hồi
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN RCS
Áp dụng Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế RCS (Recycled Claim Standard) mang lại một loạt lợi ích vượt trội không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà việc tuân thủ Tiêu chuẩn RCS có thể mang lại:
Xây dựng uy tín và Bảo vệ thương hiệu
Áp dụng Tiêu chuẩn RCS giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và lòng tin từ phía khách hàng thông qua việc đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy định về vật liệu tái chế. Điều này giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp và đồng thời bảo vệ thương hiệu khỏi các vấn đề liên quan đến sự không minh bạch trong nguồn cung ứng.
Xác minh hàm lượng vật liệu tái chế
Tiêu chuẩn RCS giúp xác minh chính xác hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm, từ đó tạo ra sự minh bạch và đáng tin cậy trong việc quảng bá về tính bền vững của sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp thể hiện cam kết, những thông tin công bố trên sản phẩm về tỷ lệ nguyên vật liệu tái chế là chính xác
Hạn chế thay thế vật liệu trong quá trình sản xuất
Tiêu chuẩn RCS cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng thay thế nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Bằng cách giữ cho hàm lượng vật liệu tái chế ổn định, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm cuối cùng.
Thúc đẩy ngành Công nghiệp đạt được tiến bộ bền vững
Việc tuân thủ Tiêu chuẩn RCS không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp đạt được tiến bộ về các mục tiêu bền vững. Bằng cách thúc đẩy sự minh bạch và sử dụng vật liệu tái chế, ngành công nghiệp có thể phát triển một cách lành mạnh, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường.
Cung cấp sự đảm bảo cho người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng cuối cùng, việc có sản phẩm được dán nhãn RCS cung cấp một sự đảm bảo đáng tin cậy về nguồn gốc của sản phẩm. Điều này giúp tạo ra sự tin cậy và tăng cường lòng trung thành từ phía khách hàng, đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu dùng bền vững và sự phát triển của các sản phẩm tái chế.
Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Bao bì Hàn Việt
Công ty Liên doanh Dệt nhuộm Việt Hồng
Công ty TNHH Nhựa S&B
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI RCS
Để áp dụng Tiêu chuẩn RCS, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các bước cụ thể để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn. Dưới đây là một số bước chính trong quy trình này:
Bước 1: Xác định và kiểm tra nguồn gốc tái chế
Để đáp ứng tiêu chuẩn RCS, nguồn gốc tái chế của các thành phần trong sản phẩm phải được xác định và kiểm tra một cách cẩn thận. Điều này bao gồm việc theo dõi và ghi lại quá trình tái chế từ nguồn gốc ban đầu cho đến khi thành phần được sử dụng trong sản phẩm cuối cùng.
Bước 2: Kiểm tra tỷ lệ tái chế
Quy trình RCS yêu cầu các thành phần tái chế trong sản phẩm đáp ứng một mức độ tái chế nhất định, cụ thể ít nhất là 5%. Điều này được xác minh thông qua việc xác định tỷ lệ tái chế của các thành phần. Các tiêu chí và nguyên tắc cụ thể được đưa ra để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong xác định mức độ tái chế của các thành phần trong sản phẩm.
Bước 3: Quản lý chuỗi cung ứng tái chế
Quy trình RCS tạo ra các yêu cầu rõ ràng về quản lý chuỗi cung ứng tái chế, từ việc thu thập nguyên liệu tái chế cho đến sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng. Các tổ chức tham gia trong quy trình RCS phải có các hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch và sự theo dõi đáng tin cậy của nguồn gốc tái chế và quy trình sản xuất.
Bước 4: Kiểm tra và xác nhận bởi bên thứ ba (Chứng nhận RCS)
Quy trình RCS yêu cầu việc kiểm tra và xác nhận bởi bên thứ ba độc lập để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Các tổ chức và nhà sản xuất cần liên hệ với tổ chức chứng nhận được công nhận để thực hiện quá trình kiểm tra và xác nhận theo các yêu cầu của RCS.
Bước 5: Dán nhãn và quảng bá
Khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận RCS, doanh nghiệp được phép gắn nhãn tái chế và được quảng bá các sản phẩm tái chế theo nhãn dán. Việc này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin quan trọng về nguồn gốc tái chế và mức độ tái chế của sản phẩm, từ đó thúc đẩy nhận thức và lựa chọn bền vững của người tiêu dùng.
Công ty TNHH Giầy Athena Việt Nam
DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN RCS CỦA KNA CERT
Là một trong những tổ chức uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Đánh giá RCS theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm Tái chế
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận RCS của KNA CERT
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu RCS là gì và nắm được một số thông tin về các yêu cầu của Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế.
Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về cách áp dụng Tiêu chuẩn hoặc quan tâm tới dịch vụ Chứng nhậnRCS, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
FQA: Những câu hỏi thường gặp về HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm, việc triển khai HACCP không chỉ giúp đảm bảo an...
Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP
Các hệ thống quản lý như HACCP, ISO 22000 và FSSC 22000 được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Mặc dù những hệ thống này có chung mục tiêu là...
So sánh BRC và HACCP [Tìm điểm khác biệt và tương đồng]
Doanh nghiệp ngày nay thường áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn thực phẩm, trong đó BRC và HACCP là hai hệ thống quản lý phổ biến và được công nhận rộng rãi. Mặc dù cả BRC...