Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Ảnh hưởng của tai nạn lao động

Tai nạn lao động ảnh hưởng thế nào đến đời sống xã hội của những người công nhân? Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm như thế nào khi xảy ra tai nạn lao động? Để tìm hiểu, hãy đọc bài viết dưới đây. 

Tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người công nhân mà còn ảnh hưởng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

Số liệu về tai nạn lao động năm 2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động năm 2022 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động năm 2023.

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1, năm 2022 trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) (tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021) làm 7.923 người bị nạn (tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021) (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), trong đó:

  • Số vụ TNLĐ chết người: 720 vụ, giảm 29 vụ tương ứng 3,87% so với năm 2021 (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 568 vụ, giảm 06 vụ tương ứng với 1,05% so với năm 2021; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 152 vụ, giảm 23 vụ tương ứng với 13,14% so với năm 2021);
  • Số người chết vì TNLĐ: 754 người, giảm 32 người tương ứng 4,07% so với năm 2021 (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 595 người, giảm 07 người tương ứng với 1,16% so với năm 2021; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 159 người, giảm 25 người tương ứng với 13,58% so với năm 2021);
  • Số người bị thương nặng: 1.647 người, tăng 162 người tương ứng với 10,9% so với năm 2021 (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 1.466 người, tăng 240 người tương ứng với 19,6% so với năm 2021; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 181 người, giảm 78 người tương ứng với 30,11% so với năm 2021).
  • (theo Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2022 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội)

Ảnh hưởng của tai nạn lao động tới đời sống xã hội

Tai nạn lao động hiện nay là một vấn đề hết sức báo động trong đời sống xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, mà còn có nguy cơ làm cho người lao động mất khả năng lao động, thậm chí là cả tính mạng của mình. Điều này chính là nguyên nhân tạo ra gánh nặng tài chính trong gia đình, đồng thời níu kéo sự phát triển của xã hội.

Nói về nguyên nhân của tai nạn lao động, không thể không kể đến sự chủ quan của người lao động. Ngoài ra, điều kiện khách quan (không được làm trong môi trường đảm bảo an toàn lao động) cũng là yếu tố gây ra rất nhiều vụ tai nạn trong quá trình làm việc. 

Để giảm thiểu tình trạng này, trong quá trình làm việc, người lao động cần phải hết sức cẩn trọng, bổ sung cho mình kiến thức về an toàn lao động để có thể phòng tránh được các mối nguy hiểm mà tai nạn lao động gây ra, đồng thời không để bản thân chịu thiệt nếu lỗi là từ phía doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của tai nạn lao động đến các doanh nghiệp

Khi không may xảy ra tai nạn lao động, quá trình vận hành sản xuất của Doanh nghiệp cũng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng:

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ thao hụt nguồn nhân lực. Nhẹ thì người lao động bị thương phải đi chữa bệnh, nặng thì người lao động thiệt mạng, khi đó vị trí công việc sẽ tạm thời bị bỏ trống.

Thứ hai, hoạt động sản xuất bị gián đoạn khi xảy ra tai nạn lao động.

Thứ ba, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi người lao động xảy ra tai nạn. Trách nhiệm này được quy định tại điều 38 Luật an toàn lao động, bao gồm:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

  • a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  • b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
  • c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

  • a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ