Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Bộ hồ sơ ISO 9001:2015 [Hướng dẫn xây dựng & tải mẫu]

Bộ hồ sơ ISO 9001:2015 là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001. Bài viết này của KNA CERT cung cấp hướng dẫn chi tiết từ A đến Z về cách xây dựng bộ hồ sơ, kèm theo trọn bộ mẫu miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc từ chuyên gia.

Bộ hồ sơ ISO 9001:2015 là gì?

Bộ hồ sơ ISO 9001:2015 là tập hợp các tài liệu chính thức ghi chép lại hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của một tổ chức theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chứng minh sự tuân thủ của tổ chức đối với tiêu chuẩn và là cơ sở để tổ chức được cấp chứng nhận ISO 9001:2015.

Bộ hồ sơ ISO 9001:2015 bao gồm nhiều tài liệu khác nhau, được chia thành các phần theo cấu trúc quy định trong tiêu chuẩn. Các tài liệu này ghi chép đầy đủ thông tin về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, quy trình làm việc, trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân, phương pháp kiểm soát chất lượng, hoạt động theo dõi, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng,...

Việc xây dựng và duy trì bộ hồ sơ ISO 9001:2015 đầy đủ, chính xác và cập nhật là trách nhiệm của ban lãnh đạo tổ chức. Bộ hồ sơ cần được lưu trữ cẩn thận và dễ dàng truy cập để phục vụ cho các hoạt động kiểm tra, đánh giá của tổ chức chứng nhận và của chính tổ chức.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Bộ hồ sơ ISO 9001 gồm những gì?

Bộ hồ sơ ISO 9001 gồm nhiều tài liệu khác nhau, dưới đây là một số hồ sơ cơ bản doanh nghiệp cần có theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:

  • Hồ sơ xác định rủi ro và cơ hội
  • Hồ sơ hiệu chỉnh thiết bị theo dõi và đo lường
  • Hồ sơ bảo trì máy móc
  • Hồ sơ đào tạo
  • Hồ sơ kiểm soát tài liệu
  • Hồ sơ xem xét các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ
  • Hồ sơ về đầu vào thiết kế và phát triển
  • Hồ sơ về kiểm soát thiết kế và phát triển
  • Hồ sơ về đầu ra thiết kế và phát triển
  • Hồ sơ liên quan đến việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp/thầu phụ
  • Hồ sơ kiểm soát kho
  • Hồ sơ xử lý khiếu nại của khách hàng
  • Hồ sơ kiểm soát sự thay đổi của sản phẩm/dịch vụ
  • Hồ sơ kết quả đánh giá nội bộ
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Hồ sơ về kết quả đầu ra không phù hợp

Lợi ích của việc xây dựng Hồ sơ trong ISO 9001 đầy đủ và chi tiết

Việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 đầy đủ và chi tiết mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu:

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng

Bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết giúp ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong tổ chức hiểu rõ về hệ thống quản lý chất lượng, từ đó thực hiện công việc một cách hiệu quả và thống nhất hơn. Các quy trình làm việc được mô tả rõ ràng, cụ thể giúp hạn chế sai sót, lãng phí và nâng cao năng suất lao động. Việc theo dõi, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cũng sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

2. Tăng cường sự tin tưởng của khách hàng

Khi có bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết, tổ chức có thể chứng minh được cam kết của mình đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này giúp tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với tổ chức, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức vì họ biết rằng sản phẩm, dịch vụ đó đã được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ.

3. Dễ dàng tiếp cận các thị trường mới

Nhiều thị trường yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng nhận ISO 9001 để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Việc có bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết sẽ giúp tổ chức dễ dàng đáp ứng các yêu cầu chứng nhậnm từ đó mở rộng thị trường sang các quốc gia mới. Ngoài ra, việc tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 cũng giúp nâng cao uy tín của tổ chức trên thị trường Quốc tế.

4. Tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức trên thị trường

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là một lợi thế quan trọng giúp tổ chức tạo dựng sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những tổ chức có hệ thống quản lý chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Do đó, việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 đầy đủ và chi tiết được coi là sự chuẩn bị thiết thực giúp tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

5. Góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của tổ chức

Việc có chứng nhận ISO 9001:2015 và bộ hồ sơ đầy đủ, chi tiết thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của tổ chức trong lĩnh vực hoạt động của mình. Điều này giúp nâng cao hình ảnh của tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Từ đó, tổ chức sẽ dễ dàng thu hút được sự tin tưởng và hợp tác của các đối tác tiềm năng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.

Tư vấn từ chuyên gia

→ Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001:2015 đầy đủ và chi tiết mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức. Do đó, các tổ chức nên quan tâm đầu tư vào việc xây dựng và duy trì bộ hồ sơ này để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hướng dẫn xây dựng Hồ sơ ISO 9001 mẫu từ A đến Z

Việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 đầy đủ và chi tiết là một quy trình quan trọng giúp tổ chức đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và hướng tới mục tiêu đạt được chứng nhận ISO 9001. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 mẫu từ A đến Z:

Bước 1: Thu thập thông tin về tổ chức

  • Thu thập thông tin về tên tổ chức, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, cấu trúc tổ chức, sơ đồ quy trình hoạt động,...
  • Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
  • Phân tích yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan khác.

Bước 2: Xác định các quy trình của hệ thống quản lý chất lượng

Xác định các quy trình chính cần thiết cho việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng, có thể bao gồm:

  • Quy trình quản lý tài liệu.
  • Quy trình quản lý hồ sơ.
  • Quy trình kiểm soát thiết kế.
  • Quy trình mua hàng.
  • Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
  • Quy trình theo dõi, đánh giá và cải tiến.

Mô tả chi tiết từng quy trình, bao gồm mục đích, phạm vi áp dụng, trách nhiệm, quy trình thực hiện, điểm kiểm soát và tài liệu liên quan.

Bước 3: Lập tài liệu hướng dẫn

  • Chính sách chất lượng của tổ chức: Nêu rõ cam kết của ban lãnh đạo đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Mục tiêu chất lượng của tổ chức: Xác định các mục tiêu cụ thể, đo lường được về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Lập tài liệu hướng dẫn công việc cho các hoạt động chính của tổ chức: Bao gồm quy trình thiết kế, quy trình sản xuất, quy trình cung cấp dịch vụ,...
  • Lập tài liệu tài liệu hướng dẫn về kiểm soát tài liệu, quản lý hồ sơ, kiểm soát bản ghi,...

Bước 4: Phổ biến và sử dụng hồ sơ ISO 9001

  • Đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên về các hồ sơ trong ISO 9001
  • Theo dõi, giám sát việc sử dụng hồ sơ

Bước 5: Cải tiến hồ sơ

  • Thu thập dữ liệu về hiệu quả sử dụng hồ sơ
  • Xác định các vấn đề, điểm yếu
  • Loại bỏ, bổ sung, chỉnh sửa hoặc làm mới hồ sơ (nếu cần)

Tải mẫu hồ sơ ISO 9001:2015 mới nhất

KNA CERT hiểu rằng việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 đầy đủ và chi tiết có thể tốn nhiều thời gian và công sức cho các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các cá nhân và doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn này. Do đó, KNA CERT sẵn sàng cung cấp Mẫu hồ sơ ISO 9001 chuẩn cho các cá nhân, doanh nghiệp đang quan tâm đến việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Hồ sơ mẫu ISO 9001:2015 được KNA CERT xây dựng dựa trên những yêu cầu mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, bao gồm đầy đủ các phần, nội dung cần thiết theo cấu trúc quy định trong tiêu chuẩn. Mẫu hồ sơ được trình bày khoa học, logic, dễ hiểu và có thể tùy chỉnh để phù hợp với đặc thù của từng tổ chức.

Lợi ích khi sử dụng mẫu hồ sơ ISO 9001:2015 của KNA CERT:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Mẫu hồ sơ được xây dựng sẵn giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xây dựng bộ hồ sơ ISO 9001 cho tổ chức.
  • Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ: Mẫu hồ sơ được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất
  • Dễ dàng sử dụng: Mẫu hồ sơ được trình bày khoa học, logic và dễ hiểu, giúp bạn dễ dàng sử dụng và áp dụng vào thực tế.
 

Ngoài ra, nếu đang quan tâm tới dịch vụ Chứng nhận ISO 9001, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được nhận báo giá ưu đãi nhất.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ