Các khía cạnh của Trách Nhiệm Xã Hội
Bạn đang tìm hiểu về trách nhiệm xã hội? Bạn không biết trách nhiệm xã hội có bao nhiêu khía cạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Trách nhiệm xã hội vô cùng cần thiết trong sự phát triển bền vững và lâu dài của các doanh nghiệp
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Khía cạnh kinh tế
Về khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn, với mức giá có thể duy trì doanh nghiệp và đồng thời thỏa mãn các nhà đầu tư. Điều này tức là doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phân phối các nguồn sản xuất trong hệ thống xã hội, góp phần tăng thêm phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, tạo cơ hội việc làm bình đẳng, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, xây dựng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
Khía cạnh pháp lý
Về khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
Các nghĩa vụ pháp lý được nêu rõ trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm 5 khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh; Bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ môi trường; An toàn và bình đẳng; Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, các thành viên buộc phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Để phát triển bền vững, các tổ chức phải tuân thủ thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức liên quan tới những gì công ty quyết định là đúng, công bằng, không được viết thành luật và vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt. Khía cạnh này chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp.
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp được thể hiện qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức, được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Với những đối tượng khác nhau, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khác nhau
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với những đối tượng khác nhau
Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng
Trách nhiệm xã hội đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, cung ứng. Từ đó, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng, tăng cường ký kết các hợp đồng kinh tế với các bên đối tác, tăng cường chất lượng, hàng hóa dịch vụ, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trách nhiệm về bảo vệ môi trường
Trách nhiệm xã hội còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường, được nhìn nhận như một bản cam kết bảo vệ, đồng thời không gây ra các hành động gây hại cho môi trường như xả thải, tàn phá sinh vật…
Trách nhiệm với người lao động
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động được thể hiện qua những hoạt động như cải thiện điều kiện vật chất, nâng cao đời sống người lao động, tăng thu nhập, chú trọng hơn vào chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động, hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…
Trách nhiệm chung với cộng đồng.
Đây được hiểu đơn giản là các hoạt động từ thiện vì cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp:
Trách nhiệm xã hội với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp được thể hiện trong việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, quản lý tốt, giảm thiểu các rủi ro kinh doanh. Đồng thời thu hút nhà đầu tư dài hạn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới, củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, củng cố vị trí, mở rộng thị phần của doanh nghiệp, tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế; tạo động lực cho nhân viên, thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng; tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn…Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm thông tin về
Liên hệ hotline 093.2211.786 hoặc email salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ đăng ký khóa học về Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội.
Tin Mới Nhất
Hơn 46% doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), tình hình an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Có tới 46,15% cơ quan và doanh...
Doanh nghiệp Vận tải & Logistics nên bắt đầu kiểm kê khí nhà kính từ đâu?
Có 75 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải thuộc danh mục 2.166 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính lần đầu và sẽ phải thực hiện trước ngày 31/03/2025.
Kiểm định khí thải xe máy trên Thế giới được thực hiện như thế nào?
Ô nhiễm không khí là một thách thức toàn cầu, và xe máy – với số lượng gia tăng không ngừng – đã trở thành nguồn phát thải lớn tại nhiều quốc gia. Vậy các nước trên Thế giới kiểm...
Biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ
Việc áp dụng tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và gia tăng cơ hội thị trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng...
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng GMP như thế nào?
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các nguyên tắc GMP để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng. Vậy có những quy định gì về GMP mà doanh nghiệp sản xuất...
Mức phí bảo vệ môi trường với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định mới này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh...