Cần tránh xa những cạm bẫy nào khi mới thăng chức?
Bạn mới được thăng chức lên một vị trí cao hơn? Đâu là những cạm bẫy bạn cần tránh xa để không khiến sự nghiệp lụi tàn? Hãy cùng KNA tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Coi trời bằng vung
Việc thăng chức chính là minh chứng cho thấy bạn đã nỗ lực rất nhiều trong suốt khoảng thời gian qua. Đó cũng chính là phần thưởng xứng đáng nhất cho công sức cũng như tài năng của bạn. Thế nhưng điều đó không có nghĩa bạn là người quan trọng nhất. Việc một người tài giỏi được thăng chức là điều hoàn toàn bình thường. Do vậy, nếu bạn chỉ dựa vào lý do thăng chức mà tự cho rằng bản thân mình là giỏi nhất, là tỏa sáng nhất, là “cái rốn của vũ trụ” thì thật là một suy nghĩ sai lầm.
Trái lại, nếu bạn khiêm tốn thì mọi người sẽ càng thêm trân quý sự nỗ lực bấy lâu nay của bạn và tôn trọng những gì bạn nói. Đây chính là động lực to lớn giúp đỡ bạn rất nhiều khi đảm nhận một vị trí mới, còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Đặc biệt, sự khiêm tốn này cũng là thứ vũ khí tạo nên khối đoàn kết lớn trong công ty.
Bạn tự cho mình quyền trút bỏ công việc quan trọng
Khi đứng trên vị trí mới cao hơn, nhiều người sẽ tự cho mình cơ hội bỏ đi những việc đã làm trước đây. Xét cho cùng, cách nghĩ này sẽ là “hòn đá ngáng đường” vị trí mới mà chúng ta mới đảm nhận.
Dù có thăng chức đi chăng nữa, bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện công việc đang dang dở, bởi không ai hiểu nó hơn bạn. Đây cũng là minh chứng cho sự chuyên nghiệp của bạn, thể hiện bạn là người không bỏ gánh giữa đường, có trách nhiệm đến cùng với công việc mà mình đảm nhận.
Chi tiêu quá tay
Thông thường khi thăng chức, mức lương của bạn cũng sẽ được nâng lên. Do vậy, rất nhiều người đã thay đổi thói quen sinh hoạt, dẫn đến chi tiêu quá lố. Tuy nhiên, hãy dừng ngay việc này lại. Chẳng ai công nhận rằng điều này là hợp lý và được khuyến khích cả. Ngay cả khi ở vị trí cao với mức lương hậu hĩnh, bạn cũng sẽ không tránh khỏi những lúc lao đao trong chuyện tiền bạc mà bạn không thể lường trước được.
Thay đổi lập tức các nguyên tắc làm việc trước đây
Mỗi người quản lý sẽ có những kỹ năng lãnh đạo, phương thức làm việc và cách xử lý công việc khác nhau. Do đó, nếu bạn vừa ngồi vào vị trí mới đã ngay lập tức thay đổi các nguyên tắc, quy trình làm việc trước đây, nhân viên của bạn khó thích ứng được với công việc bạn giao cho. Thêm vào đó, họ có thể có những nhận định tiêu cực về bạn, coi bạn là người quản lý ưa lạm dụng chức quyền. Điều này sẽ khiến công tác quản lý của bạn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Không biết trao quyền
Khi vừa được thăng chức, có thể bạn sẽ cảm thấy là một người lãnh đạo, mình hoàn toàn có khả năng ôm cả thế giới, có thể làm nhiều việc hơn nữa cho công ty. Hay bạn không có sự tin tưởng vào nhân viên cấp dưới, không dám giao việc cho họ mà tự tay làm hết mọi việc, kể cả công việc nhỏ nhất. Đây chính là sai lầm rất lớn mà nhiều người làm quản lý mắc phải. Làm như vậy bạn không những phải chịu áp lực lớn bởi khối lượng công việc quá nhiều mà còn khiến nhân viên dưới quyền bạn chán nản vì cảm thấy không được trọng dụng.
Độc đoán
Là một người quản lý, bạn có đủ quyền hạn để quyết định làm mọi điều, mọi phát sinh trong công ty của mìn. Tuy nhiên, cần lưu ý, phải luôn cẩn trọng trong những quyết định của mình, đừng khiến bạn trở thành một người quản lý độc tài, độc đoán trong con mắt của nhân viên. Thay vào đó, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến cá nhân của mọi người.
Làm việc quá nguyên tắc, máy móc
Vì mới được thăng chức nên có thể bạn còn thiếu thốn về kỹ năng lãnh đạo, do vậy bạn chỉ dám tuân thủ các nguyên tắc với mong muốn sẽ tránh được rủi ro khi công tác kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn đúng đắn, bởi nếu bạn làm quá máy móc có thể làm cho nhân viên cấp dưới cảm thấy ngột ngạt, làm suy giảm nỗ lực hay khả năng sáng tạo và động lực làm việc của cấp dưới.
Giữ khoảng cách với các nhân viên
Đây cũng là sai lầm trong kỹ năng lãnh đạo mà các nhà quản lý mới hay mắc phải. Hành vi này không những không tạo ra uy thế cho bạn mà còn khiến nhân viên cảm thấy chán ghét, không muốn làm dưới trướng bạn thêm bất cứ một phút giây nào nữa. Do vậy, hãy cởi mở và mở lòng hơn, giao tiếp hỏi han mọi người, chủ động bắt chuyện, hỏi thăm để gắn kết mối quan hệ với nhân viên.
Chỉ trọng dụng một số nhân viên nhất định
Bạn cần tránh việc ưu ái, thiên vị một số nhân viên nhất định như những người có thâm niên hoặc những người vui tính, hay người trực tiếp hỗ trợ công việc cho bạn. Điều này về lâu dài sẽ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ, làm khó khăn cho công tác quản lý nhân sự.
Tin Mới Nhất
KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina
Công ty TNHH Sekonix Vina lựa chọn KNA CERT là tổ chức đào tạo 3D5S cho cán bộ nhân viên.
Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"
"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".
Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM
Từ ngày 01/10/2023, giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã bắt đầu. Mua Chứng chỉ CBAM là cách trả thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ rò rỉ...
Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các tác động này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,...
CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU
Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã được thông qua vào ngày 17/05/2023 và giai đoạn chuyển tiếp của CBAM bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Việc đưa CBAM vào...
Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)
Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP hiệu quả và các chương trình tiên quyết giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm an toàn. Thực hiện các chương trình tiên quyết trong HACCP là một trong...