Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART

KNA CERT cung cấp Dịch vụ Chứng nhận An toàn thực phẩm (Walmart Food Safety Standards) theo quy định hiện hành mới nhất của WALMART cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm muốn trở thành Nhà cung cấp của WALMART.

→ Xem thêm Tiêu chuẩn nhãn hàng WALMART

Chương trình An toàn Thực phẩm của WALMART là gì?

“Chương trình An toàn Thực phẩm của WALMART” tiếng Anh là “Walmart Food Safety Standards”. Chương trình này là một trong những nội dung kiểm soát thuộc hệ thống Tiêu chuẩn nhãn hàng WALMART.

Mục đích của chương trình này là xác minh Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm có có đáp ứng được những yêu cầu của Tập đoàn bán lẻ WALMART hay không. Qua chương trình này, WALMART kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các yêu cầu của WALMART.

Chứng nhận An toàn thực phẩm theo WALMART là gì?

Chứng nhận An toàn thực phẩm theo WALMART là hoạt động đánh giá An toàn thực phẩm cho Nhà cung cấp của WALMART. Đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do Tổ chức chứng nhận có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các Nhà cung cấp của WALMART.

Chứng nhận An toàn thực phẩm tương ứng sẽ được cấp sau khi Nhà cung cấp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của WALMART.

Tư vấn từ chuyên gia

Đối tượng phải đánh giá An toàn thực phẩm theo WALMART là gì?

Chương trình đánh giá An toàn thực phẩm của WALMART dành cho rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào kiểm soát việc tuân thủ của các đơn vị là Nhà máy và cơ sở sản xuất thực phẩm cho WALMART, không phân biệt quy mô, ngành nghề hay vị trí địa lý.

Cụ thể, đối tượng cần thực hiện đánh giá An toàn thực phẩm bao gồm:

  • Ngư trường, trang trại trồng trọt - chăn nuôi
  • Doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, trứng, thịt, sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị, hương liệu, chất phụ gia
  • Đơn vị vận chuyển thực phẩm
  • Cơ sở sản xuất chế biến sẵn, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hệ thống lưu động
  • Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: vệ sinh, diệt côn trùng, sản xuất máy móc thiết bị dùng cho thực phẩm
  • ….

Chương trình An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART gồm những gì?

1. Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI)

Walmart đã liên kết với Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI - Global Food Safety Initiative) và yêu cầu tất cả các nhà cung cấp sản phẩm tươi sống có tổng doanh thu hàng năm lớn hơn 1 triệu USD và một số nhà cung cấp nhất định bao gồm:

  • Nhà cung cấp nhãn hiệu riêng, không có thương hiệu và độc quyền
  • Nhà cung cấp nhập khẩu trực tiếp
  • Nhà cung cấp thịt nguội số lượng lớn
  • Nhà cung cấp quả mọng đông lạnh*
  • Nhà cung cấp thức ăn cho thú cưng
  • Nhà cung cấp đồ ăn cho thú cưng*
  • Nhà cung cấp thịt bò xay sống
  • Nhà cung cấp Gia cầm sống (Gà nguyên con, Các bộ phận của gà, Thổ Nhĩ Kỳ xay)
  • Nhà cung cấp hải sản
  • Nhà cung cấp Sushi

Phải đạt được chứng nhận theo chương trình được GFSI công nhận hàng năm, những đơn vị có dấu * phải chứng nhận ở tất cả các hoạt động từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.

Do việc thu hồi sản phẩm và bùng phát dịch, các nhà cung cấp hàng hóa không được liệt kê có thể được yêu cầu phải có chứng nhận GFSI theo quyết định riêng của Walmart.

2. Kiểm tra an toàn thực phẩm của bên thứ ba

Một số nhà cung cấp nếu không thể tuân thủ GFSI thì phải được kiểm tra an toàn thực phẩm hàng năm của bên thứ ba ở tất cả các hoạt động chế biến/sản xuất cuối cùng. Walmart chỉ chấp nhận đánh giá của bên thứ ba từ các tổ chức chứng nhận được công nhận đã được Walmart phê duyệt. Các cuộc kiểm tra do cơ quan chứng nhận được phê duyệt thực hiện thay mặt cho một nhà bán lẻ khác sẽ không được chấp nhận.

3. Chương trình thị trường Toàn cầu

Chương trình thị trường toàn cầu được tạo ra như một phương pháp tiếp cận từng bước để đạt được chứng nhận GFSI đầy đủ và cung cấp dịch vụ đánh giá ở cấp độ cơ bản và trung cấp. Công ty của bạn phải đủ tiêu chuẩn là Nhà cung cấp nhỏ và đang phát triển để đủ điều kiện hoàn thành cuộc đánh giá thị trường toàn cầu và cũng phải làm việc trực tiếp với Người quản lý an toàn thực phẩm để xác định xem bạn sẽ phải hoàn thành cuộc đánh giá ở cấp độ nào.

4. Giấy chứng nhận yêu cầu nhãn

Bất kỳ nhà cung cấp nào cung cấp sản phẩm có tuyên bố trên bao bì theo chứng nhận của bên thứ ba sử dụng con dấu hoặc nhãn hiệu hoặc mô tả khác xác định chứng nhận, chẳng hạn như Hữu cơ, Kosher, Halal hoặc Dự án không biến đổi gen, đều phải cung cấp chứng nhận hiện hành từ cơ quan chứng nhận.

Tất cả các tuyên bố liên quan đến sức khỏe và tiếp thị khác, chẳng hạn như không chứa gluten, phải được chứng minh bằng bằng chứng có thẩm quyền và đáng tin cậy. Nhà cung cấp sẽ phải cung cấp bằng chứng này cho Walmart theo yêu cầu.

Lợi ích khi Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART

1. Lợi ích với Nhà máy

Chứng nhận An toàn thực phẩm theo yêu cầu của WALMART giúp các Doanh nghiệp:

  • Có cơ hội trở thành Nhà cung cấp Thực phẩm của WALMART
  • Xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xác định mối nguy và nguồn gốc mối nguy trong thực phẩm
  • Có các biện pháp ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát mối nguy phù hợp
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tiết kiệm chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thể hiện cam kết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giảm bớt các cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
  • Được các Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
  • Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Quốc tế như: Mỹ, Châu Âu, Anh, …

2. Lợi ích với Khách hàng

Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những Doanh nghiệp có Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART tức là Khách hàng đang:

  • Hạn chế nguy cơ lựa chọn nhầm các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
  • Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
  • Trở thành người tiêu dùng thông thái
  • Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm sạch

Quy trình Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART

 
Đăng ký ngay

KNA CERT cung cấp Dịch vụ Chứng nhận An toàn thực phẩm WALMART

1. Dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn WALMART

KNA CERT cung cấp Dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận An toàn thực phẩm theo các chương trình được GFSI công nhận bao gồm:

  • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
  • An toàn Chất lượng Thực phẩm (SQF)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn thực phẩm (BRC)
  • Tiêu chuẩn CanadaGAP (Chương trình an toàn thực phẩm dành cho các công ty sản xuất, xử lý và môi giới rau quả)
  • Tiêu chuẩn PrimusGFS (Bao gồm thực hành sản xuất tốt GMP, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và Thực hành nông nghiệp tốt GAP)
  • Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (IFS)
  • Thực hành Nông nghiệp Tốt Toàn cầu (GlobalGAP)
  • Tiêu chuẩn Global Seafood Alliance (Liên minh thủy sản toàn cầu)
  • Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu (GRMS - Global Red Meat Standard)
  • Tiêu chuẩn Japan Food Safety Management Association (Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản)

Dưới đây là một số Khách Hàng của KNA CERT:

  • Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
  • Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Nông sản Việt
  • Công ty TNHH Trái cây DARLAC FARMS
  • Công ty Cổ phần Thực phẩm TASHUN
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam
  • Công ty Cổ phần Tech – Vina

2. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu Dịch vụ Chứng nhận An toàn thực phẩm theo WALMART

Với tư cách là một trong những tổ chức Đánh giá - Chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn Nhà máy hoàn thành Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART.

KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực hướng dẫn triển khai các tiêu chuẩn An toàn Chất lượng có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.

  • 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
  • 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
  • Hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp mỗi năm

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ Chứng nhận An toàn thực phẩm tuân thủ WALMART và nhận báo giá ưu đãi mới nhất

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

29-11-2024

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

28-11-2024

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

27-11-2024

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

22-11-2024

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

21-11-2024

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

21-11-2024

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...

1
Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp

Xem xét các tiêu chuẩn được GFSI công nhận để xác định tiêu chuẩn nào phù hợp nhất với doanh nghiệp và các chương trình hiện đang được triển khai tại (các) cơ sở của bạn.


2
Bước 2: Tìm hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn Thực phẩm đã chọn

Sau khi chọn xong Tiêu chuẩn, hãy tìm hiểu nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn. Nó sẽ bao gồm tất cả các yêu cầu mà hoạt động của bạn được đánh giá. Kế đó cần triển khai thực hiện Tiêu chuẩn, đảm bảo sự tuân thủ theo các nguyên tắc. Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo cho nhân sự để áp dụng tiêu chuẩn hiệu quả hơn


3
Bước 3: Lựa chọn Tổ chức Chứng nhận & Đăng ký Chứng nhận

Doanh nghiệp phải đảm bảo chọn được Tổ chức chứng nhận được phê duyệt để thực hiện chương trình mà bạn đã lựa chọn. Sau đó tiến hành khai báo thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận để đăng ký chứng nhận.


4
Bước 4: Chuẩn bị đánh giá

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá với Tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.


5
Bước 5: Đánh giá chính thức

Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá thực tế tại Doanh nghiệp, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn nhân sự và xem xét hiện trường, cơ sở vật chất của Doanh nghiệp.


6
Bước 6: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình

Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc áp dụng Tiêu chuẩn Thực phẩm.


7
Bước 7: Hành động khắc phục

Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có). 


8
Bước 8: Cấp chứng chỉ

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ có hiệu lực tùy thuộc vào quy định của Tiêu chuẩn cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các hành động khắc phục theo yêu cầu


9
Bước 9: Hoàn thành Đánh giá & Chia sẻ kết quả với Walmart Food Safety & Health

Sau khi nhận được chứng nhận, doanh nghiệp sẽ cần tải bản đánh giá và chứng chỉ đầy đủ lên hệ thống của WALMART.


10
Bước 10: Tái đánh giá

Doanh nghiệp thực hiện Tái chứng nhận sau khi chứng chỉ hết hiệu lực (thời gian hết hiệu lực căn cứ vào quy định của Tiêu chuẩn), quy trình tái chứng nhận tương tự như các bước trên.


KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ