Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Công việc của nhân viên Quảng cáo

Trong thị trường cạnh tranh, mọi công ty đều muốn hướng đến sự phát triển lớn mạnh hay thành công hơn các đối thủ khác, cụ thể hơn là họ sẽ phải có những dịch vụ và sản phẩm được bán ra nhiều nhất. Muốn làm được điều đó cách tiếp cận sản phẩm đến khách hàng phải thu hút, hấp dẫn và sáng tạo hơn so với các cách quảng cáo của các mặt hàng khác nhau. Người mà thực hiện điều này sẽ không ai khác chính là nhân viên quảng cáo. Mọi công ty có thể có một số điểm giống nhau nhưng cách vận hành của bộ phận nhân viên quảng cáo chắc chắn sẽ khác nhau. Vậy như thế nào là một nhân viên quảng cáo? Việc họ cần làm là gì? Điều kiện gì để trở thành nhân viên quảng cáo? Tất cả sẽ được cung cấp trong thông tin dưới đây.  

Nhân viên quảng cáo được hiểu như thế nào? 

Nhân viên quảng cáo hay còn được biết đến với ngôn ngữ thời đại hơn đó là Marketing Ads hay chuyên viên chạy quảng cáo. Họ là những người có nền tảng về kiến thức Marketing cụ thể hơn quảng cáo bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo trong thời đại số,... và những kỹ năng hiểu biết về các công cụ chạy quảng cáo trên web,... 

Vị trí này còn được biết là người lên kế hoạch, xậy dựng, sáng tạo cho một chiến dịch quảng cáo của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp, cụ thể như: lên ý tưởng, campaign; thiết kế hình ảnh; chuẩn bị nội dung; sáng tạo thông điệp quảng cáo,... với mục đích thu hút lượng lớn khách hàng, quảng bá thương hiệu,... 

Công việc nhân viên quảng cáo là công việc đòi hỏi sự năng động và sáng tạo cao. Do đây là phương thức trực tiếp dẫn sản phẩm của công ty hay doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng. Họ sẽ là mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp giúp khách hàng nhận ra giá trị mà thương hiệu mang lại. Tuy nhiên tại mỗi công ty ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ yêu cầu những vai trò khác nhau vì nhiệm vụ mà nhân viên quảng cáo đảm nhận sẽ được thay đổi thường xuyên trong phạm vi của marketing.  

Trách nhiệm và vai trò của nhân viên quảng cáo. 

Công việc chính đầu tiên mà bạn sẽ cần phải nghĩ đến khi là một nhân viên quảng chắc chắn sẽ là chạy quảng cáo, đảm nhận toàn bộ công việc liên quan đến truyền thông, quảng bá thương hiệu và sản phẩm cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể những công việc mà nhân viên quảng cáo cần phải làm là gì?  

Đầu tiên, để có bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào ra đời, bộ phận quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch để thiết lập chiến dịch, xác định chiến dịch sẽ được chạy trên nền tảng quảng cáo nào, ví dụ nhu: Facebook Ads, Google Ads, Banner,... 

Tiếp theo, việc quảng cáo có thành công hay không phụ thuộc vào các nhân viên quảng cáo chuẩn bị và thực hiện cho những chiến dịch của họ từ đầu đến cuối. Vì vậy, một số công việc mà họ cần làm để chuẩn bị cho một chiến dịch sắp ra mắt đó chính là: Sáng tạo ý tưởng, triển khai nội dung, thiết kế hình ảnh, tạo dựng kịch bản video với mục đích thể hiện được giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng và đặc biệt nghiên cứu phân khúc khách hàng rõ ràng để thiết lập các thông điệp phù hợp nhất giữa khách hàng và sản phẩm.  

Sau đó, họ bắt đầu thực hiện chiến dịch của mình từ những công việc như: xây dựng những phương thức và tài khoản quảng cáo để đưa chiến dịch tiếp cận đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc theo dõi, thống kê dữ liệu rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn đưa ra những phân tích chính xác về độ hiệu quả và từ đó điều chỉnh sao cho chiến dịch được tối ưu nhất. Đặc biệt, giải quyết tất cả những vấn đề xảy ra đối với chiến dịch như khủng hoảng truyển thông, vấn đề ngân sách, chính sách quảng cáo, phê duyệt quảng cáo của Facebook, Google,... 

Ngoài những việc liên quan trực tiếp đến quảng cáo như trên thì nhân viên quảng cáo cũng phải am hiểu về vấn đề tài chính để thực hiện những công việc thuộc phạm vi của họ như: ngân sách của chiến dịch quảng cáo – một chiến dịch quảng cáo hoàn hảo sẽ phải đảm bảo việc ngân sách phù hợp và được tối ưu nhất.  

Cuối cùng, nhân viên quảng cáo là người duy trì tốt mối quan hệ với báo chí hay các đại sứ thương hiệu của công ty để dễ dàng trao đổi mang lại cơ hội lớn cho. Và họ sẽ phải liên tục nộp báo cáo xuyên suốt quá trình chiến dịch thực hiện cho cấp trên.  

Điều kiện nào để trở thành một nhân viên quảng cáo? 

Một nhân viên quảng cáo phải phụ trách rất nhiều kinh nghiệm do đó yêu cầu đối với vị trí này cũng khá cao tuy nhiên nó hoàn toàn có thể nằm trong khả năng của bạn.  

Đầu tiên, về vấn đề bằng cấp chuyên môn: Để trở thành một nhân viên quảng cáo yêu cầu bạn phải tốt nghiệp đại học hay cao đẳng thuộc các ngành liên quan như marketing, quản trị kinh doanh, báo chí truyền trông, thiết kế và một số ngành khác liên quan.  

Bên cạnh đó, những nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm trong ngành truyền thông, quảng cáo. Cụ thể như: kinh nghiệm chạy sự kiện, quảng cáo trên các trang mạng Facebook Ads, Google Ads,..; có kinh nghiệm thiết kế, set up Facebook Ads, Google Ads,.. hiệu quả, ứng viên hoàn toàn có thể chứng minh điều này qua những số liệu mà họ đã làm được và có kinh nghiệm trong việc làm truyền thông qua những công việc như: copywriter, PR, viết content, blog, tin tức trong những lĩnh vực liên quan. 

Cùng với đó, một yêu cầu khác cũng vô cùng quan trọng đó là nền tảng kiến thức trang bị cho bản thân ứng viên. Để được là một trong những ứng viên sáng giá cho vị trí này họ cần phải có hiểu biết về SEO, SEM, Marketing; sử dụng thành thạo những công cụ thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator,... và nắm bắt rõ ràng cũng như cập nhật liên tục của các nền tảng xã hội. 

Bản mô tả công việc nhân viên chạy quảng cáo đầy đủ nhất 

Ngoài ra, một trong những yêu cầu cuối cùng cho công việc này đó là kỹ năng mềm tốt. Cụ thể như:  

Kỹ năng giao tiếp: đây là vị trí tiếp xúc với nhiều người, họ đóng vai trò duy trì mối liên kết giữu doanh nghiệp với đối tác và khách hàng. Do đó, kỹ năng giao tiếp cần có để giải quyết những vấn đề phát sinh một cách khéo léo để đem lại cơ hội làm việc tốt và hiệu quả hơn.  

Kỹ năng quản lý, tổ chức: vì đây là công việc bao gồm rất nhiều công việc nhỏ của các bộ phận khác nhau, ngoài ra còn là bộ phận được giao việc công tác, tổ chức và tham dự các sự kiện. Để mọi việc diễn ra hiệu quả họ cần phải biết sắp xếp, quản lí và tổ chức công việc sao cho rõ ràng và chặt chẽ. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình: đa số mọi công việc quảng cáo đều yêu cầu việc thương lượng, đàm phán với bên đối tác với chiến dịch của mình. Do đó, việc thuyết trình một cách rõ ràng, trôi chảy sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cũng như hiệu quả làm việc cùng đồng nghiệp cao. 
 
Kỹ năng làm việc nhóm: để một chiến dịch thành công là sự kết hợp của nhiều bộ phận cũng như vị trí khác nhau do đó cần kết nối, thống nhất quan điểm của mọi người trong nhóm để phát huy được hết năng lực và đưa ra những chiến dịch tốt nhất. 

Kỹ năng ngoại ngữ: muốn phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn hay còn hiểu là phát triển toàn cầu yêu cầu đầu tiên là bạn phải có năng lực ngoại ngữ tốt. Đó sẽ là điểm cộng khi bạn tham gia những buổi họp báo, thuyết trình với các đối tác nước ngoài và chắc chắn nó sẽ giúp bạn mở rộng phân khúc khách hàng hơn. 

Năng động và sáng tạo: là một nhân viên quảng cáo thì đây là yếu tố quan trọng nhất, nếu bạn muốn chiến dịch của mình nổi bật hơn và thành công hơn người khác bạn phải thực sự năng động và sáng tạo để đưa ra những ý tưởng độc đáo. 

Cuối cùng kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích dữ liệu: để mỗi chiến dịch sau đều có những số liệu đáng kỳ vọng hơn chiến dịch trước, bạn phải biết phân tích những dữ liệu thống kê được sau đó điều chỉnh để tối ưu hóa chiến dịch. Và biết cách xử lí khéo léo những tình huống phát sinh.  

Mức lương xứng đáng dành cho vị trí này như thế nào? 

Với một lượng lớn yêu cầu từ đầu vào của vị trí này, nhiều ứng viên sẽ thắc mắc liệu mức lương mà vị trí này mang lại có thực sự xứng đáng? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó. 

Do đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và năng động của mỗi cá nhân cao cũng như vị trí tại mỗi cá nhân đảm nhiệm cũng sẽ khác nhau do đó mức lương bạn nhận được sẽ tùy thuộc vào năng lực, sự cống hiến và kinh nghiệm làm việc của bản thân.  

Thông thường, ở vị trí làm việc part – time mức lương sẽ dao động trong khoảng tử 2 – 4 triệu đồng/ tháng, đối với vị trí full – time mức lương hoàn toàn có thể rơi vào khoảng từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng những đó chỉ là mức lương khởi điểm khi bạn mới gia nhập vào công ty. Vì thế với những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm sẽ được nhận mức lương có con số từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng. 

Như bạn có thể thấy đây là mức lương khá hấp dẫn đối với ứng viên ứng tuyển tại vị trí, do đó công việc này cũng nhận được rất nhiều ứng viên trái ngành nhưng có nhiều kinh nghiệm hay những chứng chỉ riêng liên quan đến quảng cáo, truyền thông. 

Quyền lợi mà nhân viên quảng cáo được hưởng là gì? 

Bên cạnh việc, thu hút ứng viên bằng mức lương hấp dẫn thì nhà ứng tuyển còn đưa thêm nhiều quyền lợi mà nhân viên quảng cáo được nhận: 

  • Có cơ hội thăng tiến, phát triển và ổn định lâu dài trong sự nghiệp 
  • Được đóng BHXH, BHYT theo quy định của nhà nước  
  • Được khám sức khỏe định kỳ theo quy định của công ty 
  • Tham gia teambuilding hay du lịch do công ty tổ chức 
  • Thưởng KPI cho những chiến dịch vượt ngoài mong đợi  
  • Thưởng ngày lễ hay có lương tháng thứ 13 

Như vậy có thể nói, đây là công việc yêu cầu nhiều công việc khác nhau cũng như chất lượng cao từ đầu vào nhưng nó sẽ đều được đền đáp xứng đáng thông qua mức lương và những quyền lợi mà họ sẽ nhận được tùy vào từng doanh nghiệp. Làm ở vị trí này nó còn giúp bạn năng động hơn, cải thiện nhiều kỹ năng của bản thân để phát triển trong ngành này hoặc những ngành khác. Mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến cho bạn trong bài viết  này sẽ giúp bạn hiểu rõ công việc của nhân viên quảng cáo là gì? Yêu cầu gì để trở thành một nhân viên quảng cáo? Hy vọng rằng với thông tin này những sự nỗ lực trong việc tham gia ứng tuyển hay làm việc trong vị trí này sẽ thành công.  

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ