KNA CERT cấp chứng nhận ISO (Năm 2025) | Chuẩn công nhận Quốc tế BoA & IAF – Nhanh Gọn – Tiết kiệm
Chứng nhận ISO là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ ISO nhằm xác minh sự tuân thủ của hệ thống quản lý của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO tương ứng. Chứng nhận ISO không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn là “giấy thông hành” giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao uy tín trên thị trường, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
KNA CERT – TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
KNA CERT có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO. Các chương trình và dịch vụ của KNA được thiết kế để đáp ứng mức độ hiệu suất cao nhất trong bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, đạo đức, an toàn và chất lượng sản phẩm.
🏆 Trên 10 năm: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao
🌍 Dịch vụ Toàn cầu: Hơn 100 chuyên gia và cộng tác viên tại 63 tỉnh thành
📜 Hợp tác với nhiều tổ chức lớn: TÜV AUSTRIA, SIRIM QAS Malaysia, BIFA, VITAS, EPH, SZU, Applus+
🎯 >95% Khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ
KNA CERT cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO uy tín, chuyên nghiệp, phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, quy mô
- KNA CERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép chứng nhận Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
- KNA CERT được Văn phòng Công nhận chất lượng (BOA), thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận ISO
- Chứng chỉ ISO có dấu công nhận Quốc tế BoA và IAF
- Quy trình làm việc khoa học
- Đảm bảo tiến độ đã thống nhất
- Báo phí trọn gói A-Z kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
- Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN ISO MỚI NHẤT CỦA KNA CERT (NĂM 2025)
1. Dịch vụ Chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System - QMS) phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng cho các tổ chức, từ công ty thương mại đến tổ chức phi lợi nhuận, từ cơ quan chính phủ đến tổ chức phi chính phủ, tất cả đều có thể áp dụng và xây dựng Hệ thống ISO 9001 để nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Đạt được chứng nhận ISO 9001 giúp các công ty nâng cao hiệu suất hoạt động và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
2. Dịch vụ Chứng nhận ISO 14001
Chứng nhận ISO 14001 là chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS). ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cho phép tổ chức/doanh nghiệp quản lý các khía cạnh môi trường và đạt được kết quả dự kiến.
Tại Việt Nam, có một số ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận ISO 14001 theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, bao gồm: khai thác khoáng sản, luyện kim, sản xuất giấy-ván sợi-hóa chất-pin-ắc quy-linh kiện điện tử, nhuộm, lọc hóa dầu, xử lý chất thải, chế biến mủ cao su-mía đường-bia rượu-thủy sản,…
3. Dịch vụ Chứng nhận ISO 45001
Chứng nhận ISO 45001 là chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management Systems - OHSMS). Tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời thay thế cho OHSAS 18000. Sau ngày 12/03/2021, tất cả doanh nghiệp chứng nhận OHSAS cần phải thực hiện chuyển đổi sang ISO 45001.
Mục đích chính của ISO 45001 là tạo ra một môi trường làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe của nhân viên và các bên liên quan khác, đồng thời ngăn chặn tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
4. Dịch vụ Chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận ISO 22000 là chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food Safety Management System - FSMS). Tại Việt Nam, theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cơ sở đã được cấp chứng chỉ ISO 22000 không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Như vậy chứng chỉ ISO 22000 hoàn toàn thay thế được Giấy phép VSATTP.
Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng cho mọi tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm cả cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu trữ và phân phối thực phẩm. Tiêu chuẩn này phù hợp với cả các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở sản xuất và các tổ chức liên quan đến dịch vụ thực phẩm.
5. Dịch vụ Chứng nhận ISO/IEC 27001
Chứng nhận ISO 27001 là chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thông tin (Information Security Management System - ISMS). Mục đích chính của ISO/IEC 27001 là đảm bảo rằng các tổ chức bảo vệ thông tin của họ khỏi các mối đe dọa và rủi ro an ninh thông tin. ISO/IEC 27001 giúp định danh, đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến an ninh thông tin một cách hiệu quả, từ đó bảo vệ tài sản thông tin, đảm bảo tính bảo mật và sẵn sàng trong trường hợp xảy ra sự cố.
6. Dịch vụ Chứng nhận ISO/IEC 17025
Chứng nhận ISO/IEC 17025 là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng dành cho phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn. Bất kỳ tổ chức nào thực hiện các hoạt động, lấy mẫu, thử nghiệm, hiệu chuẩn đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này để cải thiện năng lực và chất lượng trong hoạt động của họ.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đặt ra các yêu cầu đảm bảo sự chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả của các phòng thí nghiệm, thử nghiệm và hiệu chuẩn, khẳng định rằng các kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn được cung cấp bởi những phòng thí nghiệm này có thể được tin cậy.
7. Dịch vụ Chứng nhận ISO 13485
Chứng nhận ISO 13485 là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng dành cho trang thiết bị y tế. ISO 13485 áp dụng cho các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng trang thiết bị y tế, bao gồm việc sản xuất, lắp ráp, bảo quản và phân phối các sản phẩm y tế. Điều này bao gồm cả các công ty nghiên cứu phát triển thiết bị y tế, các nhà sản xuất thành phần và vật tư y tế, cũng như các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến thiết bị y tế.
Đạt được chứng nhận ISO 13485 giúp tổ chức/doanh nghiệp khẳng định được chất lượng và sự an toàn của các trang thiết bị y tế do tổ chức/doanh nghiệp sản xuất và phân phối, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và dễ dàng xuất khẩu hàng hóa. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc dành cho cơ sở sản xuất trang thiế bị y tế theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP.
8. Dịch vụ Chứng nhận ISO 50001
Chứng nhận ISO 50001 là chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems - EnMS). Đạt chứng nhận ISO 50001 giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và các tác động môi trường có liên quan khác. góp phần bảo vệ môi trường.
Mục đích chính của ISO 50001 là giúp các tổ chức tiết kiệm năng lượng, cải thiện hiệu suất quản lý và giảm khí nhà kính. Bằng cách xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và thiết lập những biện pháp kiểm soát, tiêu chuẩn này đóng góp vào bảo vệ môi trường và giảm tác động tiêu cực đối với biến đổi khí hậu.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN ISO
1. Quy trình chứng nhận ISO như thế nào?
Quy trình chứng nhận ISO gồm 9 bước:
- Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO với tổ chức chứng nhận
- Bước 2: Xem xét hợp đồng & Chuẩn bị đánh giá
- Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
- Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình ISO
- Bước 6: Doanh nghiệp hành động khắc phục
- Bước 7: Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO
- Bước 8: Tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát định kỳ
- Bước 9: Doanh nghiệp đăng ký tái chứng nhận ISO
2. Thời gian và chi phí chứng nhận ISO là bao nhiêu?
Thời gian và chi phí chứng nhận ISO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lĩnh vực hoạt động, đặc điểm ngành nghề, quy mô tổ chức, phạm vi của hệ thống quản lý, yêu cầu cụ thể của khách hàng,… Bởi vậy các doanh nghiệp khác nhau sẽ có thời gian và chi phí chứng nhận ISO khác nhau. Doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với tổ chức chứng nhận để biết thông tin chi tiết.
3. Giấy chứng nhận ISO thể hiện những thông tin gì?
Trên chứng chỉ ISO thường thể hiện những thông tin sau:
- Tên: Giấy chứng nhận
- Thông tin của doanh nghiệp được cấp chứng nhận (bao gồm: tên công ty, địa chỉ)
- Tên của tiêu chuẩn ISO chứng nhận
- Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp)
- Mã số chứng nhận
- Ngày cấp chứng nhận – Ngày hết hạn
- Dấu công nhận
- Thông tin của tổ chức chứng nhận ISO
- Các thông tin cần thiết khác
4. Tra cứu chứng chỉ ISO ở đâu?
Doanh nghiệp có thể truy xuất chứng chỉ tại website chính thức của tổ chức chứng nhận thông qua mã chứng nhận do tổ chức chứng nhận cấp.
Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được nhận báo giá ưu đãi nhất.
Tin Mới Nhất

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

Lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính với Tài chính - Xã hội - Môi trường
Việc giảm phát thải khí nhà kính không chỉ giúp hạn chế biến đổi khí hậu mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng về tài chính, xã hội và môi trường. Khi chính quyền địa phương, doanh nghiệp...