Fresher là gì? Fresher và Internship khác nhau như nào?
Fresher là khái niệm dùng để chỉ những người mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong một doanh nghiệp, tổ chức. Vậy Fresher là gì? Fresher và Internship có gì khác nhau? Fresher cần trang bị cho mình những kỹ năng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Fresher là gì?
Trong môi trường đại học, Fresher là thuật ngữ chỉ sinh viên năm nhất.
Tuy nhiên, trên thị trường việc làm, Fresher lại là từ miêu tả những sinh viên mới tốt nghiệp và đang tìm kiếm công việc full-time đầu tiên của họ.
Cụ thể, Fresher là người có kiến thức và được đào tạo bài bản nhưng chưa từng đi làm và có 0 năm kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Có thể kể đến những sinh viên đi làm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, do vậy dù mới ra trường nhưng họ đã có 1-2 năm, thậm chí là 3 năm kinh nghiệm. Những trường hợp này sẽ không còn là cấp Fresher nữa mà khi ấy họ đã trở thành cấp Junior hoặc Senior.
Hầu hết các Fresher đều có đặc điểm chung là sự nhiệt huyết và năng động trong công việc. Họ luôn tích cực, chủ động học hỏi và sẵn sàng cống hiến hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
Khi lựa chọn một Fresher về làm việc cho công ty, thường nhà tuyển dụng sẽ phải chấp nhận bỏ ra một lượng lớn tiền bạc, công sức cũng như nguồn lực để đào tạo họ mảng chuyên môn và trả lương hàng tháng. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng ngắn hạn với Fresher (kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm). Sau đó, nếu Fresher có hiệu suất làm việc tốt sẽ được công ty cân nhắc ký hợp đồng dài hạn.
Fresher và Internship khác nhau như thế nào?
Mặc dù đều không có kinh nghiệm làm việc nhưng giữa Fresher và Internship vẫn tồn tại những điểm khác biệt, bao gồm:
1. Về trình độ chuyên môn
Fresher là những sinh viên đã tốt nghiệp, do vậy họ đã được nhận bằng và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.
Tuy nhiên, Intern thì khác. Đây là những sinh viên chưa tốt nghiệp và đang thực tập tại một tổ chức, doanh nghiệp nào đó nhằm mục đích nâng cao kỹ năng.
2. Về trách nhiệm công việc
Fresher là nhân viên full-time và có thể thăng tiến trở thành nhân viên chính thức trong tương lai. Do vậy, công việc họ đảm nhận có liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành của một mảng cụ thể trong tổ chức, doanh nghiệp và mọi trách nhiệm liên quan đến công việc luôn phải được đưa lên hàng đầu.
Trong khi đó, thực tập sinh chỉ làm việc part-time và phần việc họ đảm nhận thường tương đối đơn giản, gần như không ảnh hưởng quá nhiều tới hiệu quả làm việc của cả nhóm, do vậy không yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao như Fresher.
3. Về lương thưởng
Nhiều trường hợp, Intern sẽ không được nhận lương khi làm việc, nhưng Fresher thì khác. Họ có trách nhiệm gần như một nhân viên chính thức nên vẫn được nhận đầy đủ mức lương cơ bản và trợ cấp hàng tháng tương tự như các nhân viên khác tại tổ chức, doanh nghiệp.
Fresher và Junior khác nhau như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, Junior đã có kinh nghiệm thực tế hoặc đã được trải qua thời kỳ đào tạo nghiêm ngặt của doanh nghiệp (có thể trong khoảng thời gian 1-3 năm), trong khi đó Fresher là người chưa có kinh nghiệm, hoàn toàn như một tờ giấy trắng.
Tức là, giữa Fresher và Junior thì Junior là người có trình độ chuyên môn cao hơn và có trách nhiệm công việc cũng cao hơn Fresher.
Những kỹ năng cần có của một Fresher
1. Tinh thần ham học và liên tục cập nhật kiến thức
Đối với các Fresher, thứ duy nhất mà bạn không có chính là kinh nghiệm “chinh chiến” thực tế. Do đó, trong quá trình làm việc, bạn cần phải chủ động học hỏi, luôn duy trì trạng thái sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức của đồng nghiệp, của những người đi trước. Đó đều là những kiến thức và kỹ năng quý báu giúp bạn nhanh chóng nâng cấp trình độ của bản thân mà sẽ không có bất cứ trường đại học nào dạy cho bạn.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Do chưa có kinh nghiệm, chắc chắn ban đầu bạn sẽ được đồng hành cùng một nhân viên khác để họ hướng dẫn và đào tạo cho bạn thay vì nhận được một dự án riêng. Bởi vậy, kỹ năng làm việc nhóm chính là điều kiện cần và đủ giúp bạn từng bước hoàn thành mục tiêu, tiến lên trở thành một nhân viên chính thức.
Tin Mới Nhất

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng
Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng.

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...