Ganh ghét và đố kỵ chốn công sở
Tài năng là một "gia tài" quý báu mà không phải ai cũng sở hữu. Thế nhưng đôi khi chính điều ấy lại là lý do khiến bạn bị đố kỵ, ganh ghét, thậm chí là cô lập. Vậy lòng đố kỵ có sức tàn phá như thế nào? Làm sao để đối phó với những người đồng nghiệp hay ganh ghét, đố kỵ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tác hại tiêu cực của lòng đố kỵ
Đố kỵ là thuật ngữ được dùng để chỉ cảm xúc tiêu cực, thể hiện qua việc luôn tìm cách bài trừ sự phấn đấu và thành quả của người khác. Đố kỵ chính là con đường đưa người ta vào “hố sâu bất hạnh” nhanh nhất, bởi khi đó trong lòng họ sẽ luôn tràn đầy ganh ghét và đau khổ.
Kiểu người này vô cùng dễ dàng nhận diện. Ta có thể nhận ra họ thông qua ánh mắt hoặc hành động khi có sự tồn tại của một ai đó nổi trội. Họ thường cố tìm mọi cách để soi mói cũng như phủi sạch sự cố gắng của người khác. Sự khống chế càng quyết liệt bao nhiêu chứng tỏ trong lòng họ đang khó chịu bấy nhiêu. Tâm lý của những người này thường vô cùng tối tăm vì họ cứ mãi chìm đắm trong nỗi sợ ai đó sẽ vượt mặt mình.
Trong cuộc sống, vì sự đố kỵ mà những người này thường ít có bạn bè hoặc các mối quan hệ tâm giao, bởi bên trong thâm tâm luôn có một hàng rào ngăn cản họ mở lòng với người khác. Trên hết, sẽ không có ai muốn kết bạn với người luôn cố hạ bệ và không công nhận thành tựu của người khác.
Trong môi trường làm việc, người đố kỵ thường mang năng lượng tiêu cực. Những ai được xem là ưu tú, vượt trội sẽ trở thành cái gai trong mắt họ. Trái ngược với mục tiêu thúc đẩy mọi người cùng phát triển vì lợi ích chung của các tổ chức, doanh nghiệp, những cá nhân này lại muốn đánh lẻ giành chiến công riêng. Hướng phát triển của họ đi ngược lại với lý tưởng của tập thể. Do vậy, kết quả chung cũng có thể bị ảnh hưởng.
Vậy họ hạ bệ người khác như thế nào? Họ có thể gây cản trở bằng cách lập “bè phái” nói xấu, cô lập, dồn bạn vào đường cùng, thậm chí khiến bạn bỏ việc. Dù cách xử lý như thế nào, cuối cùng người thiệt hại vẫn là bạn và công ty.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều tồn tại kiểu người này. Nếu vấn đề này không được giải quyết, nhiều nhân tài sẽ sẵn sàng “dứt áo ra đi”.
Biện pháp đối phó với đồng nghiệp hay đố kỵ
Chiêu dụ đồng nghiệp
Lòng ganh ghét hoàn toàn có thể là kết quả của sự đố kỵ. Chúng ta không thể trực tiếp đối kháng, nhưng hoàn toàn có thể giảm bớt chúng.
Bạn có thể có kế hoạch “chiêu dụ” đồng nghiệp trước khi mọi việc trở nên tệ hơn. Để thực hiện điều này, hãy thử bắt chuyện xã giao, tham gia buổi tụ tập ngoài giờ làm…, kéo gần khoảng cách giữa bạn với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, cần lưu ý, tuyệt đối đừng thể hiện bản thân một cách thái quá hay nói xấu sau lưng. Sự phô trương bản thân quá đà chỉ khiến bạn chuốc thêm nhiều phiền phức hơn mà thôi.
Khẳng định thương hiệu cá nhân
Những người ganh tỵ thường cố tìm mọi lý do để hạ thấp năng lực của người khác. Trong những trường hợp này, thay vì đôi co, hãy chứng minh thực lực của bạn. Đó mới chính là câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn luôn chăm chỉ làm việc và đạt được thành tích tốt, họ sẽ tự nhìn nhận ra và thông suốt. Còn nếu họ vẫn cố lờ đi những nỗ lực của bạn, khi ấy cách tốt nhất là “lơ” họ đi, đừng quan tâm hay cố thể hiện làm gì. Suy cho cùng, sếp mới là người đánh giá năng lực của bạn chứ không phải họ. Bạn hãy cứ hoàn thành tốt công việc của mình, thời gian sẽ trả lời tất cả.
Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực
Không thể phủ nhận, việc thường xuyên phải đối mặt với những đồng nghiệp hay đố kỵ là điều vô cùng mệt mỏi. Nếu không thể làm gì khác, bạn hãy cố gắng lờ đi sự dè bỉu từ họ. Luôn giữ cho mình tâm trí thoải mái và lạc quan khi nhìn nhận mọi việc, khi ấy cuộc sống bạn sẽ trở nên bớt áp lực hơn.
Bạn có thể nghĩ, sự đố kỵ từ chính đồng nghiệp chính là cách giúp chúng ta rèn luyện sự nhẫn nại, vươn mình vượt khó hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng. Chuyện gì rồi cũng đến lúc qua đi. Cuộc sống vốn dĩ lắm gian nan, đừng để những chuyện không đáng lưu lại trong tâm trí bạn.
Bạn không thể bắt người khác yêu mình, bởi vậy hãy học cách chấp nhận nó.
Tin Mới Nhất

BSCI logo là gì? Ý nghĩa, nhận biết và hướng dẫn sử dụng chuẩn
Logo của BSCI không chỉ là một biểu tượng đơn giản mà còn là cam kết về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Trong bài viết này, KNA Cert sẽ giúp bạn hiểu rõ BSCI logo là gì, tại...

Lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới- Thực trạng và giải pháp
Dù đã có nhiều nỗ lực nhằm cắt giảm khí thải, nhưng thực trạng này vẫn đang đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia. Vậy lượng khí nhà kính phát thải trên thế giới hiện nay ra...

Nội dung tiêu chuẩn BSCI - Thông tin chi tiết cho doanh nghiệp
Tiêu chuẩn BSCI đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết về trách nhiệm xã hội. Vậy nội dung tiêu chuẩn BSCI gồm những gì? Bài viết dưới đây, KNA CERT sẽ cung...

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Giải đáp chuẩn
Tìm hiểu giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp, quy trình, thẩm quyền & cách chọn đơn vị uy tín. Click ngay để được tư vấn miễn phí!

Danh sách các kho xưởng đạt chuẩn HACCP tại Việt Nam
Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của kho xưởng và áp dụng quy trình HACCP nhằm tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng thực phẩm và đáp ứng...