Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Giới thiệu bản thân cho buổi phỏng vấn suôn sẻ và thành công

Để mở đầu buổi phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên giới thiệu khái quát bản thân. Đây được xem như “miếng trầu mở đầu câu chuyện”. Vậy làm sao để đưa ra lời giới thiệu ấn tượng giúp cho khởi đầu buổi phỏng vấn suôn sẻ và thành công?

Giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn bao gồm những nội dung gì?

Lời giới thiệu bản thân mà chúng ta trình bày khi bắt đầu buổi phỏng vấn giống như một đoạn trailer về cuộc đời mà người xem chính là nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn không cần nói quá dài dòng làm gì, thay vào đó chỉ cần nêu ngắn gọn trong khoảng 1 đến 2 phút là đủ. 

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bạn cần đảm bảo câu trả lời bao gồm đầy đủ 5 nội dung chính sau đây:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, bí danh (nếu có) và tuổi;
  • Trình độ học vấn (nếu bạn còn đang đi học hãy nói rõ bản thân là sinh viên năm mấy - ngành gì - trường nào);
  • Kinh nghiệm làm việc: Tập trung nhấn mạnh những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh liệt kê tràn lan khiến nhà tuyển dụng bị nhiễu loạn thông tin;
  • Sơ lược mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn;
  • Lời cảm ơn.

Quy trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Sau khi nắm được 5 nội dung chính cần có khi giới thiệu bản thân, bạn có thể bắt đầu luyện tập giới thiệu dựa trên dàn ý chi tiết dưới đây.

Bước 1: Nói lời cảm ơn

Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, trước tiên bạn hãy bắt đầu bằng một lời cảm ơn. Ví dụ: 

“Cảm ơn anh/chị cùng quý công ty đã chú ý với CV của em và tổ chức buổi phỏng vấn ngày hôm nay để em có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân cũng như ứng tuyển vào vị trí X mà công ty đang tìm kiếm.”

Về vấn đề xưng hô, nếu bạn là Fresher hoặc Junior thì tốt nhất nên xưng là “em”. Còn nếu trình độ của bạn đã lên mức Senior thì bạn có thể xưng hô với người phỏng vấn là “tôi” để thể hiện sự chuyên nghiệp. Lưu ý, dù cho người phỏng vấn ít tuổi hơn, bạn cũng không nên gọi “em” và xưng “anh/chị” nhé.

Bước 2: Làm nổi bật thành tích

Đây là lúc bạn có thể “khoe” ra những thành tích nổi bật của bản thân để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là mảnh ghép còn thiếu cho vị trí công việc này chứ không phải những ứng viên còn lại.

Trong phần này, hãy giới thiệu các thông tin cơ bản, bao gồm họ tên, bí danh (nếu có) và tuổi. Tiếp đến, hãy trình bày đến kiến thức, kỹ năng, tính cách và cả mục tiêu của bạn. Cần liệt kê mọi thứ cụ thể và rõ ràng, sao cho phía nhà tuyển dụng nắm được các thông tin của bạn.

Ngoài ra, để tạo ấn tượng hơn, bạn nên trình bày theo lối “kể chuyện” chứ đừng liệt kê.
Cụ thể, hãy thêm vào chuỗi sự kiện của bạn một chút biến tấu cảm xúc, thể hiện sự chân thành của bạn và sắp xếp các sự kiện để thể hiện được cả tính cách và kỹ năng.

Bước 3: Nêu lên nguyện vọng

Chốt lại phần giới thiệu bản thân, bạn hãy thể hiện nguyện vọng cũng như mong muốn làm việc của mình.

Một số lưu ý quan trọng để có bài giới thiệu bản thân ấn tượng

  • Kiểm soát thời gian

Thời lượng dành cho bài giới thiệu bản thân chỉ nên giới hạn trong khoảng 1-2 phút, bởi sau đó còn rất nhiều thông tin mà bạn cần trao đổi với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên chắt lọc những thông tin giá trị nhất có liên quan đến vị trí ứng tuyển để trình bày thay vì trình bày lan man, dài dòng.

  • Ngồi thẳng lưng và giao tiếp bằng mắt

Ngồi thẳng lưng và giao tiếp bằng mắt là biểu hiện cho thấy bạn là một con người tự tin - tự tin vào năng lực của bản thân. Đây cũng là những ngôn ngữ cơ thể vô cùng cần thiết và quan trọng trong buổi phỏng vấn, giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. 
 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ