Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Halal là gì? Chứng nhận Halal cho Thực phẩm Hồi giáo

KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal để doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thực phẩm sang các thị trường có người Hồi giáo theo quy định hiện hành mới nhất. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu kỹ hơn Halal là gì và quy trình để được cấp chứng nhận Halal như thế nào?

HALAL LÀ GÌ?

1. Halal nghĩa là gì?

"Halal" là một từ trong tiếng Ả Rập, xuất phát từ Kinh Qur'an - nghĩa là "được phép", "cho phép" hoặc "hợp pháp", từ trái nghĩa của nó là "Haram" hoặc “Non Halal” - nghĩa là "không thể chấp nhận được", "trái pháp luật", “bất hợp pháp” hoặc “bị cấm”. Được phép ở đây theo định nghĩa của Hồi giáo có nghĩa là tuân thủ theo các quy tắc của đạo Hồi.

2. Tiêu chuẩn Halal là gì?

Thuật ngữ "Halal" thường được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập tới thực phẩm. Theo đó, tiêu chuẩn Halal được xác định là Tiêu chuẩn Thực phẩm Hồi giáo. Trong đó đề cập tới các yêu cầu dành cho thực phẩm phù hợp với các quy định của đạo Hồi.

Tư vấn từ chuyên gia

HALAL FOOD LÀ GÌ?

1. Halal Food gồm những món gì?

“Halal Food” làThực phẩm Halal”, tức là những loại thực phẩm được phép sử dụng theo Luật Hồi giáo (Sharia), bao gồm:

  • Các loại thịt (bò, dê, cừu, hươu, gà, vịt, chim)
  • Thủy sản (cá, tôm, cua, mực,...)
  • Sữa (bò, cừu, lạc đà, dê)
  • Mật ong
  • Rau tươi hoặc hoa quả khô
  • Các loại hạt: động phộng, hạt điều, hạt phỉ,…
  • Các loại ngũ cốc: lúa mì, gạo, lúa mạch,…

2. Non Halal là gì / Halal không ăn gì?

Đối lập với “Halal Food” là các thực phẩm “Non Halal”, tức là các thực phẩm không được phép sử dụng theo Luật Hồi giáo, bao gồm:

  • Động vật không được giết mổ theo phương pháp Hồi giáo
  • Lợn và Chó
  • Động vật có móng vuốt và răng nhọn (răng nanh/ngà) dùng để giết con mồi
  • Chim có móng vuốt hoặc chim săn mồi bao gồm chim ăn thịt có móng vuốt sắc nhọn
  • Những động vật theo đạo Hồi phải bị giết như bọ cạp, rắn, rết, chuột
  • Những loài động vật bị cấm giết theo đạo Hồi như ong, kiến, chim gõ kiến
  • Những loài động vật bị cộng đồng coi là không sạch sẽ như chấy rận, ruồi
  • Động vật vừa sống ở cạn vừa sống dưới nước (lưỡng cư, ếch, cá sấu)
  • Thủy sản có chất độc, nguy hiểm cho sức khỏe và gây say
  • Thực vật có độc, nguy hiểm cho sức khỏe và gây say.
  • Những chất gây say, nguy hiểm cho sức khỏe, độc hại và những chất có lẫn chất bẩn (najis)
  • ...

CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

Chứng nhận Halal (Halal certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do Tổ chức chứng nhận Halal có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá xem sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của Luật Hồi giáo liên quan đến thực phẩm Halal hay không.

Chứng chỉ Halal hay Giấy chứng nhận Halal (Halal certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.

CHỨNG NHẬN HALAL DÀNH CHO AI?

Chứng nhận Halal phù hợp với những đối tượng sau:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu
  • Nhà sản xuất
  • Nhà hàng
  • Máy chế biến chăn nuôi
  • Nhà bếp
  • Đơn vị phân phối
  • Cửa hàng bán lẻ

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HALAL LÀ GÌ?

Các tổ chức chứng nhận Halal sẽ tập trung vào 4 nguyên tắc cốt lõi khi thực hiện dịch vụ của họ: Vệ sinh, Truy xuất nguồn gốc, Chính trực, Thành phần. Bởi vậy doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc trên để được cấp chứng chỉ Halal. Dưới đây là một số câu hỏi sơ bộ cần xem xét:

1. Vệ sinh

"Có bất kỳ công cụ hoặc thiết bị nào đang được sử dụng cho cả sản phẩm Halal và Non Halal không?". Tất cả dấu vết về mùi, vị và màu sắc phải được loại bỏ khỏi các thiết bị liên quan đến cả sản phẩm Halal và Non Halal. Các biện pháp này phải được ghi lại và lưu lại thông qua quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh. Những biện pháp này phải ngăn ngừa ô nhiễm chéo dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Truy xuất nguồn gốc

"Doanh nghiệp có hệ thống theo dõi và truy tìm sản phẩm trong cơ sở không?". Các cơ sở sản xuất Halal phải thiết lập biện pháp theo dõi để đảm bảo các sản phẩm Halal được kiểm soát từ đầu đến cuối. Doanh nghiệp có thể tạo thẻ mã màu hoặc sử dụng phần mềm máy tính để hỗ trợ và nâng cao nỗ lực này.

"Nguyên liệu thô hoặc thành phần sản phẩm Halal của doanh nghiệp có nguồn gốc từ một doanh nghiệp khác có chứng nhận Halal hoặc tuyên bố tuân thủ Halal không?". Mỗi nhà cung cấp phải cung cấp tất cả thông tin liên quan về thành phần và phương pháp sản xuất của họ cho Tổ chức chứng nhận Halal.

3. Chính trực

"Cơ sở của bạn có phù hợp để sản xuất sản phẩm sạch (taahir) không?". Các tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế và ngành như GMP, HACCP, ISO và SQF đều là những bổ sung tích cực cần có trong danh mục áp dụng, tuy nhiên tất cả đều không bắt buộc đối với chứng nhận Halal.

"Liệu doanh nghiệp có phát triển chương trình HIP không?". Chương trình HIP được phát triển theo hướng dẫn của cơ quan chứng nhận Halal. Chương trình phác thảo các địa điểm Quản lý Rủi ro Khu vực Halal (HARM) trong doanh nghiệp và được coi có tiềm ẩn các điểm không phù hợp.

4. Thành phần

"Doanh nghiệp có sử dụng bất kỳ thành phần nào bị cấm không?". Đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được sử dụng trong các sản phẩm Halal, phải có nguồn gốc từ nhà cung cấp được chứng nhận Halal hoặc phải tách biệt hoàn toàn với các sản phẩm Halal.

Đăng ký ngay

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

1. Lợi ích với Doanh nghiệp

Việc sở hữu giấy chứng nhận Halal giúp các Doanh nghiệp:

  • Tuân thủ các quy định về thực phẩm của Luật Hồi giáo
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Được sử dụng dấu Halal, ncao uy tín của doanh nghiệp
  • Được các Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
  • Dễ tiếp cận gần hơn với nhiều phân khúc khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở các thị trường lớn như Trung Đông, Mỹ, Châu Âu,…
  • Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa
  • Nâng cao doanh thu và lợi nhuận

2. Lợi ích với Khách hàng

Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những công ty có chứng nhận Halal tức là Khách hàng đang:

  • Tuân thủ Luật Hồi giáo (với khách hàng theo đạo Hồi)
  • Biết rõ được nguồn gốc thực phẩm và phương thức chế biến sản phẩm
  • Hạn chế nguy cơ lựa chọn nhầm các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
  • Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
  • Trở thành người tiêu dùng thông thái

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL

 

CHỨNG NHẬN HALAL TẠI VIỆT NAM

1. Các loại chứng nhận Halal

Chương trình Phạm vi sản phẩm Tiêu chuẩn quy định Thị trường xuất khẩu Hiệu lực chứng nhận Số bản chứng chỉ
JAKIM

 
Thực phẩm MS 1500:2019Halal Food - General Requirement(Thực phẩm Halal – Yêu cầu chung) Sang tất cả các nước, ngoại trừ: Indonesia và GCC 1 năm  1 bản
Mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân MS 2200-1(2008) Islamic Consumer Goods – Part 1- Cosmetic and Personal Care – General Rule (Sản phẩm tiêu dùng dành cho người Hồi Giáo – Phần 1- Mỹ Phẩm và Sản phẩm chăm sóc cá nhân – Các yêu cầu chung) 1 năm  1 bản
Bao bì MS 2565: 2014 Halal Packaging – General Guidelines (Bao gói Halal – Hướng dẫn chung) 1 năm  1 bản
Dược phẩm MS 2424: 2012 Halal Pharmaceutical – General Guidelines (Dược phẩm Halal – Hướng dẫn chung) 1 năm  1 bản
MUI Thực phẩm (nguyên liệu thực phẩm) HAS 23000 Requirement for Halal Certification (Yêu cầu cho chứng nhận Halal) Tất cả các nước, ngoại trừ: Malaysia và GCC 1 năm  1 bản
GCC Thực phẩm

UAE.S.205

Halal Products – Part 1: General Requirement For Halal Food ( Sản phẩm Halal – Phần 1: Yêu cầu chung cho thực phẩm Halal 5-1: 2015)

Thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)

3 năm  3 bản

2. Giấy chứng nhận Halal là gì?

"Chứng chỉ Halal" hay "Giấy chứng nhận Halal" (Halal certificate) được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.

3. Mẫu Dấu Halal

Trên chứng chỉ Halal hợp lệ sẽ có Dấu chứng nhận Halal (Halal certification mark):

Hướng dẫn sử dụng Dấu chứng nhận Halal:

  • Chỉ được sử dụng đối với các sản phẩm được chứng nhận Halal và được sản xuất trong thời hạn chứng nhận Halal có hiệu lực.
  • Có thể được in đúng theo màu như miêu tả cụ thể, hay có thể dùng một màu khác để phù hợp với những giấy tờ, tài liệu, báo, tạp chí đã in sẵn.
  • Có thể phóng to hoặc thu nhỏ một cách đồng nhất, tuy nhiên phải đủ lớn để phần chữ có thể đọc được rõ ràng
  • Không được sử dụng Dấu chứng nhận Halal như là dấu của Tổ chức.
  • Phải được sử dụng gắn với tên gọi hoặc biểu tượng của tổ chức được chứng nhận.
  • Có thể được sử dụng để trưng bày tại cổng của các nhà hàng được chứng nhận Halal.
  • Chỉ được sử dụng dấu chứng nhận có hình thức như quy định
  • Tổ chức được chứng nhận không được phép thay đổi bất kỳ điều gì của chứng chỉ cũng như dấu chứng nhận.
  • Chứng chỉ và dấu Halal không được sử dụng để gây ra sự hiểu lầm cho khách hàng và các bên liên quan.

Dấu chứng nhận Halal có thể được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Trong các tiếp đầu thư của công văn, tài liệu, name-card, các chứng từ và các tài liệu tiếp thị
  • Trong các chương trình quảng cáo, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí...
  • Trên các phương tiện giao thông, vận tải, các bảng quảng cáo công cộng,... kèm theo tên hoặc biểu tượng của Tổ chức được chứng nhận

4. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ chứng nhận Halal

Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận Halal.

KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.

  • 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
  • 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
  • Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận Halal và nhận báo giá ưu đãi mới nhất năm 2023

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

1
Bước 1: Lựa chọn Chương trình chứng nhận Halal phù hợp

Tiêu chuẩn HALAL có 3 chương trình trình chứng nhận dành cho các thị trường và khu vực khác nhau là : JAKIM, MUI và GCC. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn chương trình phù hợp với thị trường xuất khẩu đang hướng tới. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa


2
Bước 2: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận Halal để đăng ký chứng nhận


3
Bước 3: Mô tả sản phẩm Halal

Doanh nghiệp Mô tả sản phẩm cần chứng nhận Halal một cách chi tiết, trong đó liệt kê rõ nguyên liệu thành phần và quy trình sản xuất sản phẩm rồi gửi cho Tổ chức chứng nhận Halal


4
Bước 4: Xác minh sản phẩm Halal

Tổ chức chứng nhận xác minh xem sản phẩm có thuộc phạm vi chứng nhận Halal hay không và phản hồi cho doanh nghiệp


5
Bước 5: Chuẩn bị chứng nhận

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận Halal với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức


6
Bước 6: Đánh giá hồ sơ, quy trình sản xuất thực phẩm Halal

Tổ chức chứng nhận Halal xem xét các tài liệu, hồ sơ cũng như quy trình sản xuất thực phẩm Halal của doanh nghiệp


7
Bước 7: Đánh giá thực tế cơ sở

Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế cơ sở vật chất sản xuất thực phẩm Halal của doanh nghiệp, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường nhà xưởng.


8
Bước 8: Hành động khắc phục

Nếu trong quá trình đánh giá phát hiện ra các điểm không phù hợp thì doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận Halal.


9
Bước 9: Cấp chứng chỉ Halal

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ Halal có hiệu lực trong vòng 01 (một) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các hành động khắc phục theo yêu cầu


10
Bước 10: Tái chứng nhận Halal

Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận Halal sau 01 năm khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.


KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ