Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa được 1 triệu ca tử vong mỗi năm. Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí và danh tiếng. Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn theo HACCP, doanh nghiệp cần thiết lập quy trình rửa tay đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy các bước rửa tay đúng HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Chi tiết các bước rửa tay đúng HACCP
Bước 1: Làm ướt tay bằng nước
Bước đầu tiên của quy trình là làm ướt tay dưới vòi nước. Lúc này, bạn cần dùng nước sạch và ấm để rửa tay. Việc dùng nước ấm giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ dễ dàng hơn, đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi rửa tay. Để tránh làm bẩn tay khi chạm vào vòi nước, hãy sử dụng khuỷu tay hoặc khăn giấy để bật vòi nước nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tay.
Bước 2: Thoa xà phòng đều khắp tay
Sau khi làm ướt tay, lấy một lượng xà phòng vừa đủ và xoa đều lên lòng bàn tay, mu bàn tay, các ngón tay. Xà phòng có tác dụng l loại bỏ vi khuẩn, virus, và bụi bẩn trên tay. Khi xà phòng tạo ra bọt, nó dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách, giúp vệ sinh tay hiệu quả hơn.
Bước 3: Chà tay kỹ trong ít nhất 20 giây
Chà tay trong ít nhất 20 giây là bước rất quan trọng, giúp đảm bảo các khu vực trên tay đều được làm sạch kỹ lưỡng. Khi chà tay, cần chú ý cọ xát kỹ cả mặt trong và ngoài của ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, và cả các kẽ ngón tay. Đặc biệt, bạn đừng quên làm sạch móng tay, nơi thường tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thời gian đủ lâu để cọ xát vùng giữa các ngón tay, vì đây là khu vực rất dễ bị bỏ qua nhưng lại là nơi vi khuẩn dễ ẩn náu.
Bước 4: Rửa sạch tay bằng nước
Sau khi đã làm sạch tay với xà phòng, bước tiếp theo là rửa sạch tay với nước. Dùng nước ấm để rửa sạch hoàn toàn xà phòng còn sót lại trên tay. Bạn cần chắc chắn rằng mình đã rửa sạch xà phòng trên tay vì xà phòng có thể gây kích ứng da hoặc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bước 5: Làm khô tay bằng máy sấy tay tự động hoặc khăn dùng một lần
Sau khi rửa tay sạch sẽ, bạn nên làm khô tay ngay lập tức. Việc làm khô tay đúng cách rất quan trọng vì vi khuẩn và virus có thể dễ dàng sinh sôi trên bề mặt ẩm. Bạn có thể sử dụng máy sấy tay tự động hoặc khăn giấy dùng một lần để lau khô tay. Tránh dùng khăn vải vì chúng có thể chứa vi khuẩn và dễ lây nhiễm. Nếu dùng khăn giấy, bạn cũng nên dùng nó để tắt vòi nước và mở cửa để tránh làm bẩn tay sau khi rửa.
Bước 6: (Tùy chọn) Vệ sinh tay theo quy trình của cơ sở
Một số cơ sở có thể yêu cầu vệ sinh tay thêm sau khi rửa tay, ví dụ như sử dụng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn, virus còn sót lại trên tay. Nếu cơ sở của bạn có quy trình vệ sinh tay bổ sung, hãy chắc chắn thực hiện đúng theo các hướng dẫn. Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn là một cách hiệu quả để tăng cường khả năng diệt khuẩn và giữ vệ sinh tay tối đa.
Khi nào cần rửa tay đúng HACCP?
- Trước khi làm việc trong khâu chế biến thực phẩm: Đây là yêu cầu cơ bản để loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn từ tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, thiết bị sạch hoặc các vật dụng dùng một lần.
- Sau khi chạm vào các bộ phận cơ thể trần ngoài bàn tay hoặc cánh tay sạch: Việc này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn từ da hoặc cơ thể (ngoài tay và cánh tay đã vệ sinh) lây sang thực phẩm hoặc bề mặt làm việc.
- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh: Tay có thể nhiễm khuẩn từ môi trường nhà vệ sinh, đặc biệt là vi khuẩn như E. coli, do đó việc rửa tay sau khi đi vệ sinh là bắt buộc.
- Sau khi chăm sóc hoặc xử lý động vật: Động vật hoặc chất thải từ động vật có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc tác nhân gây bệnh.
- Sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn tay, thuốc lá, ăn hoặc uống: Các hoạt động này dễ làm tay nhiễm bẩn từ dịch cơ thể (ví dụ: nước bọt, chất nhầy) hoặc thức ăn, thuốc lá, gây nguy cơ lây nhiễm chéo nếu không rửa tay.
- Sau khi xử lý thiết bị hoặc đồ dùng bị bẩn: Thiết bị bẩn có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh nên cần đảm bảo rửa tay sau khi tiếp xúc.
- Trong quá trình chế biến thực phẩm: Khi thay đổi nhiệm vụ, ví dụ từ chế biến thịt sống sang thực phẩm chín, việc rửa tay giúp ngăn lây nhiễm chéo.
- Trước khi đeo găng tay: Dù sử dụng găng tay, việc đeo găng trên bàn tay sạch vẫn là bắt buộc để giảm nguy cơ truyền vi khuẩn từ tay vào găng.
- Sau bất kỳ hoạt động nào làm nhiễm bẩn tay: Đây là hướng dẫn bao quát để đảm bảo vệ sinh, ngay cả trong các tình huống chưa được liệt kê chi tiết.
Những lưu ý khi rửa tay trong HACCP
- Không được rửa tay quá nhiều lần (hơn 25 lần mỗi ngày) vì có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập do tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da.
- Tuyệt đối không được rửa tay trong các bồn rửa sơ chế thực phẩm, bồn rửa đổ chất thải hoặc bồn rửa dành cho lau dọn.
- Bồn rửa tay chỉ được sử dụng duy nhất cho việc rửa tay, không dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.
- Bồn rửa tay phải được lắp đặt ở các vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận để nhân viên có thể sử dụng bất cứ khi nào cần.
- Tại tất cả các khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực chế biến thực phẩm, và phòng vệ sinh, cần có ít nhất một bồn rửa tay.
- Đối với các cơ sở chế biến thực phẩm lớn, cần trang bị nhiều bồn rửa tay ngoài khu vực nhà vệ sinh để đảm bảo nhân viên có thể rửa tay kịp thời, thuận tiện.
- Nếu cơ sở chỉ có một bồn rửa tay, không gian làm việc phải được thiết kế sao cho tất cả các khu vực đều có thể tiếp cận bồn rửa này một cách dễ dàng.
- Bồn rửa tay phải được cung cấp cả nước nóng và nước lạnh, với nhiệt độ nước được điều chỉnh phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.
- Bồn rửa phải luôn trong trạng thái sẵn sàng sử dụng, không bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.
- Bồn rửa tay phải được trang bị đầy đủ xà phòng rửa tay và khăn giấy dùng một lần để nhân viên có thể thực hiện rửa tay đúng cách, nhanh chóng và hiệu quả.
Tầm quan trọng của việc rửa tay đúng HACCP
- Ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và vi sinh vật gây hại: Rửa tay đúng cách là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại khác từ tay nhân viên lên thực phẩm hoặc bề mặt làm việc. Việc này đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn nhạy cảm của quá trình chế biến thực phẩm, nơi nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất.
- Đảm bảo vệ sinh các nhân của nhân viên theo HACCP: Một trong những yêu cầu cơ bản của HACCP là đảm bảo vệ sinh cá nhân của tất cả nhân viên trong quá trình chế biến thực phẩm. Rửa tay đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn, chất bẩn và vi khuẩn từ tay, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa các công đoạn xử lý thực phẩm khác nhau.
- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm: Rửa tay đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng. Thực phẩm được chế biến trong môi trường vệ sinh tốt sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ đó tăng độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng.
- Giảm thiểu sự lây nhiễm bệnh: Việc rửa tay đúng cách giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm từ nhân viên lên thực phẩm và tiếp tục đến người tiêu dùng. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các bệnh như COVID-19 hay các bệnh đường ruột có thể lây lan nhanh chóng thông qua thực phẩm nhiễm khuẩn.
Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người hiểu được Các bước rửa tay đúng HACCP. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về những bước rửa tay trên, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...