Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

HƯỚNG ĐẾN XUẤT KHẨU

Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp

Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hóa mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo dựng danh tiếng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu quy trình xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp. 

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 

Nói tới hàng hóa xuất khẩu là nói tới thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước và có thể xa lạ với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa tới thị trường đó. Bởi vậy nghiên cứu thị trường để nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi như:  

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi xuất khẩu

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi xuất khẩu

  • Xuất khẩu cái gì 
  • Hướng tới thị trường nào 
  • Thương nhân giao dịch là ai 
  • Giao dịch theo phương thức nào 
  • Chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. 
  • Điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng tại thị trường nhập khẩu 
  • Điều kiện vận tải và tình hình giá cước 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như: 

  • Dung lượng thị trường 
  • Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân 
  • Giá thành và dự biến động giá cả 
  • Mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó 

LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH KHI XUẤT KHẨU 

Dựa vào những kết quả thu được từ hoạt động nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh.  

Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân giao dịch  

Doanh nghiệp phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh. 

Bước 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh  

Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả năng sản xuất, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, có nguồn hàng ổn định. 

Sau khi nghiên cứu thị trường thì cần phải có phương án kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Sau khi nghiên cứu thị trường thì cần phải có phương án kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Bước 3: Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể 

  • Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần. 

  • Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công ty phấn đấu hình thành và có thể vượt mức. 

Bước 4: Thực hiện 

Thực hiện các giải pháp giúp công ty đạt được những mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh. 

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh 

Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh. đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu. 

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 

Hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau: 

1. Số hợp đồng 

2. Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng 

3. Tên và địa chỉ các bên kí kết 

4. Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng 

  • Điều 1: Tên hàng hóa, phẩm chất, quy cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu 
  • Điều 2: Giá cả 
  • Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải 
  • Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá 
  • Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền 
  • Điều 6: Điều kiện khiếu nại 
  • Điều 7: Điều kiện bất khả kháng 
  • Điều 8: Điều khoản trọng tài 

THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 

Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá 

Đây là công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại Bộ Thương mại. Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ). 

Luôn tuân thủ và thực hiện đúng theo thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Luôn tuân thủ và thực hiện đúng theo thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Chuẩn bị hàng xuất khẩu 

Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là các điều khoản trong hợp đồng đã kí. 

Kiểm tra chất lượng hàng hoá 

Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thị trường nhập khẩu. 

Mỗi khách hàng và thị trường sẽ có yêu cầu riêng dành cho hàng hóa nhập khẩu. Hiện nay trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế được các quốc gia công nhận để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xem thêm bài biết Quản lý doanh nghiệp hiệu quả khi đi vào hoạt động để biết các tiêu chuẩn phổ biến áp dụng trong từng ngành nghề. 

Mua bảo hiểm hàng hoá 

Vận chuyển hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm. 

Thuê phương tiện vận tải 

Việc thuê phương tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây: 

  • Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít. 

  • Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp… 

Điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng không, đường sắt. 

Làm thủ tục hải quan 

Khai báo hải quan: Doanh nghiệp phải kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói. 

Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. 

Thực hiện các quyết định của hải quan 

Giao hàng  

Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng,  

Làm thủ tục thanh toán 

Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu.  

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo . 

Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý. 

Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau: 

  • Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau 
  • Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu 
  • Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được giao vào thời gian sau đó 

Tin Mới Nhất

So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?

19-11-2024

So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?

Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...

Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất

19-11-2024

Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...

Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP

19-11-2024

Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...

[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ

19-11-2024

[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ

Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ