Khái niệm Trách Nhiệm Xã Hội trong Doanh Nghiệp (CSR)
Hiện nay, bên cạnh phát triển quy mô, tối ưu hoá lợi nhuận…, doanh nghiệp còn cần chú trọng tới các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR), hướng tới phát triển bền vững. Vậy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) - một trong những yếu tố của phát triển bền vững
Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR
CSR đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy vậy, bàn về điều này, vẫn tồn tại hai luồng quan điểm chính:
Bên thứ nhất cho rằng doanh nghiệp chỉ cần chú tâm vào công việc kinh doanh và không cần để ý tới những vấn đề khác. Theo quan điểm của những người này, doanh nghiệp cần làm sao để đảm bảo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả, bất chấp các yếu tố khác. Có thể thấy, theo lối suy nghĩ này, trách nhiệm môi trường và xã hội thuộc sự quản lý của Nhà nước.
Trái ngược với ý kiến bên trên, một số khác lại cho rằng ngoài tìm kiếm lợi ích kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là yếu tố con người môi trường. Doanh nghiệp không thể tồn tại độc lập, không thể phát triển bền vững nếu không có các yếu tố hỗ trợ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tôn trọng và có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các yếu tố như môi trường, người lao động, cổ đông, người tiêu dùng và nhà cung cấp...
Ở Việt Nam, khái niệm CSR vẫn còn tương đối mới mẻ, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này. Họ thường nhầm lẫn thực hiện CSR là làm từ thiện hay tham gia các hoạt động nhân đạo, tức là việc thực hiện CSR mang tính chất tự nguyện.
Về thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), khái niệm này xuất hiện chính thức lần đầu tiên là vào năm 1953 trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân (Social Responsibilities of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen. Thuật ngữ này ra đời nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi những người quản lý tài sản không nên bất chấp vì lợi ích mà làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, đồng thời kêu gọi từ thiện cho mục đích bồi hoàn thiệt hại mà các doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Chưa dừng lại ở đó, thuật ngữ này cũng liên tục xuất hiện trong các nghiên cứu sau này, bao gồm nghiên cứu của Milton Friedman (1970), Carroll (1999), Kotler and Lee (2008), Fuller & Tian (2006), Garriga & Melé (2004), Jenkins (2006), Lantos (2001), Maignan & Ferrell (2001), Maignan & Ferrell (2005), Thompson, Smith & Hood (2001)...
Từ đó đến nay, khái niệm cho thuật ngữ này cũng liên tục thay đổi.
Một số học giả cho rằng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội”.
Sau khi chỉ ra vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận thông qua bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, Caroll (1979) khẳng định: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
Maignan & Ferrell (2004) cho rằng: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”.
Có thể thấy, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một phạm trù rộng, khái niệm về vấn đề này cũng được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.
Nhóm Phát triển Kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào năm 2003. Từ đó khái niệm này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Cụ thể, nhóm này nêu ra rằng “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nội hàm của những khái niệm vẫn có điểm chung, đó là cần gắn kết lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp với lợi ích chung của cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Chia sẻ về lợi ích to lớn khi áp dụng CSR, Katie Schmidt – người sáng lập và nhà thiết kế chính của hàng thời trang Passion Lillie nói đã trên Business News Daily: “Nhận thức của công chúng về doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công lâu dài. Hình ảnh thương hiệu tích cực chính là một trong những nền tảng quan trọng để tạo dựng tên tuổi cho công ty.”
Dưới đây chính là 6 lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp:
- Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, họ thường sẽ có xu hướng phản ứng tích cực hơn với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp đó, tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó giữa hàng hà sa số những cơ sở khác trên thị trường, từ đó giúp gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động: Để giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường, đầu tư tối ưu quy trình vận hành là một điều vô cùng cần thiết, giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Thúc đẩy tinh thần của nhân viên: Việc doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội sẽ tạo động lực cho nhân viên để họ hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Ngoài ra, nếu lợi ích của mình được chú trọng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi đáng kể.
- Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn: Trên thực tế, các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nước ngoài, thường có thiện cảm và sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư cho những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện.
- Giảm bớt gánh nặng pháp lý: Nhờ có CSR, nền tảng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan pháp lý sẽ trở nên bền chặt hơn, giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm thông tin về Khái niệm của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Truy cập website https://knacert.com.vn/ để đọc thêm những bài viết khác.
Liên hệ hotline 093.2211.786 hoặc email salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ đăng ký khóa học về Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội.
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...