Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Bên cạnh công việc, chúng ta cũng cần chú trọng đến những vấn đề khác trong cuộc sống, đặc biệt là sức khỏe của bản thân. Luật lao động đã đề ra những chế độ yêu cầu chúng ta khám sức khỏe định kỳ theo thời gian đã được quy ước sẵn. Vậy khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là gì?
Khám sức khỏe định kỳ được hiểu là việc công ty thực hiện các đợt kiểm tra sức khỏe cho nhân viên theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ổn định nguồn nhân lực cho công ty.
Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ với người lao động
Đánh giá tình hình sức khỏe một cách chính xác nhất
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp nhân viên được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe một cách khách quan dựa trên cơ sở khoa học để từ đó có những thay đổi tích cực hơn trong sinh hoạt hàng ngày hay có kế hoạch, biện pháp cải thiện sức khỏe.
Phát hiện bệnh sớm
Thực tế, có rất nhiều trường hợp người bệnh trông hoàn toàn khỏe mạnh nhưng bên trong lại tiềm tàng những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, việc tham gia đầy đủ những chương trình khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp nhân viên phát hiện ra bệnh (nếu có).
Chữa bệnh kịp thời
Một khi phát hiện ra bệnh kịp thời, chúng ta có thể điều trị sớm hơn, nhất là những căn bệnh ác tính như ung thư, góp phần giúp bệnh tình của bệnh nhân tiến triển tích cực .
Tốn ít chi phí hơn
Nhiều người chỉ tới bệnh viện thăm khám khi gặp phải triệu chứng gì nặng bởi họ lo lắng về kinh phí hay không muốn tốn thời gian làm việc. Như vậy, việc khám định kỳ không chỉ giúp họ giải quyết vấn đề tiền bạc và thời gian thăm khám mà còn giúp họ phát hiện bệnh sớm (nếu có), giảm thiểu chi phí điều trị bởi bệnh càng nặng, chi phí càng cao.
Công ty có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
…
Như vậy, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 1 lần.
Đặc biệt, những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
Ai chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh cho người lao động?
Khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
-
Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
-
Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
-
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ chi trả chi phí khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động.
Xử phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
…
Như vậy, mức xử phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ sẽ khác nhau tùy vào số lượng người lao động tại tổ chức, doanh nghiệp đó.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...