Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Manager là ai và những kỹ năng cần có của một manager

Manager là người không thể nào thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là quy mô lớn hay nhỏ. Vậy thế nào là manager và hàng ngày manager cần làm những công việc gì? Muốn trở thành một manager tài giỏi, bạn cần trang bị những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Manager là ai?

Manager là người quản lý một nhóm nhân viên và nắm vai trò lãnh đạo trong một doanh nghiệp, tổ chức. Manager cũng chính là cầu nối giao tiếp giữa nhân viên với các lãnh đạo cấp cao của công ty.

Để phân loại Manager, có thể chia thành 4 cấp độ, bao gồm: 

  • Top Manager: Gồm những quản lý cấp cao tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược của công ty;
  • Functional Manager: Gồm các quản lý chức năng - những người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý một bộ phận cụ thể trong công ty;
  • Supervisory Manager: Gồm những quản lý chịu trách nhiệm phụ trách, giám sát các nhóm nhỏ trong một bộ phận cụ thể;
  • Line Manager: Gồm những người quản lý phụ trách đầu ra của một tuyến dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể.

Công việc của một Manager gồm những gì?

Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau mà công việc hàng ngày của một Manager có thể khác nhau. Tuy nhiên, có một số công việc chung mà Manager của tất cả các ngành nghề cần làm, bao gồm:

1. Dẫn dắt đội nhóm

Trách nhiệm chính của Manager trong một nhóm, bộ phận cụ thể là lãnh đạo các thành viên để cùng đạt được mục tiêu chung. Do vậy, những người này cần đưa ra định hướng chính xác, ủy thác nhiệm vụ cho từng nhân viên tùy theo năng lực và khả năng của mỗi người, sau đó trả lời các thắc mắc của họ để dự án luôn đi đúng kế hoạch.

2. Đào tạo nhân viên

Trong trường hợp có nhân viên mới, Manager thường là người chịu trách nhiệm đào tạo những người này, giúp họ làm quen với công việc và dạy họ những kỹ năng cần thiết.

3. Đưa ra quyết định

Tất nhiên trong một đội nhóm, người đưa ra quyết định sẽ là Manager. Đôi khi, họ sẽ rơi vào tình huống cần đưa ra quyết định trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Do vậy, để đưa ra quyết định đúng đắn, thích hợp, góp phần vào sự thành công của toàn bộ phận, Manager cần phải có một quá trình suy nghĩ, xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận. 

4. Quản lý xung đột

Việc xảy ra xung đột giữa các thành viên trong đội với nhau hoặc giữa thành viên của đội mình với thành viên của đội khác là điều không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, người quản lý sẽ cần đứng ra giải quyết. Nhờ vậy, môi trường làm việc tích cực, lành mạnh sẽ được duy trì.

5. Đánh giá hiệu suất

Sau một khoảng thời gian làm việc, Manager sẽ cần tiến hành đánh giá hiệu suất làm việc cho nhân viên của họ. Việc đánh giá hiệu suất này thường diễn ra vào cuối tháng. Trong phần đánh giá hiệu suất, Manager cần phản hồi, nhận xét điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra đề xuất để họ có thể cải thiện trong tương lai. 

6. Tuyển dụng nhân viên mới

Manager sẽ phối hợp với nhân viên của bộ phận nhân sự trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới. Với đầu việc này, Manager cần phác thảo bản mô tả công việc, tham gia phỏng vấn và đánh giá ứng viên. 

Manager và Leader khác nhau như thế nào?

Trong khi Leader chỉ là người đứng đầu một nhóm nhỏ thì Manager là người phân chia công việc cho một nhóm nhân viên lớn. Họ là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc của những người mà họ quản lý. 

Nói cách khác, Manager chính là cấp trên trực tiếp của Leader. Manager có quyền ra quyết định phân công ai là Leader trong một nhóm làm việc. 

Những kỹ năng cần thiết của một Manager

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, Manager còn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khác, bao gồm:

1. Lãnh đạo

Đây là một trong những kỹ năng cốt lõi đối với một Manager, bởi công việc chính của họ là dẫn dắt đội nhóm. Những phẩm chất bạn cần có để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba:

  • Tạo động lực: Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên của mình bằng cách sử dụng một số biện pháp khuyến khích chẳng hạn như tặng phần thưởng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao tinh thần làm việc hoặc tổ chức chương trình biểu dương nhân viên xuất sắc mỗi tháng.
  • Tích cực: Việc duy trì một thái độ tích cực, suy nghĩ lạc quan và thể hiện sự tích cực đó khi tiếp xúc với người khác là vô cùng cần thiết đối với các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần khuyến khích nhân viên của mình làm điều tương tự. 
  • Tự tin: Sự tự tin không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhân viên mà còn có thể giúp bạn xử lý các tình huống khó khăn và dẫn dắt nhân viên một cách hiệu quả.
  • Khả năng phục hồi: Các nhà lãnh đạo tài giỏi thường vô cùng kiên cường. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ vẫn có thể tiếp tục quay trở lại chặng đua. 
  • Ủy quyền: Một nhà lãnh đạo tài ba sẽ biết cách ủy quyền công việc cho nhân viên phù hợp. Điều này giúp họ giải phóng thời gian để có thể tập trung cho những nhiệm vụ khác quan trọng hơn.

2. Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng cần thiết giúp Manager thành công trong công việc, bởi họ thường xuyên phải giao tiếp với nhân viên trong đội và cả những thành viên khác trong công ty. 

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp trực tiếp, Manager cũng cần trang bị cho mình kỹ năng lắng nghe tích cực (có thể bao gồm giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và mỉm cười) và kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, đặc biệt trong việc viết email và báo cáo.

3. Ra quyết định

Để xử lý công việc, mỗi ngày Manager sẽ cần đưa ra rất nhiều quyết định. Do vậy họ cần có khả năng đưa ra quyết định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. 

4. Xây dựng mối quan hệ

Một Manager tuyệt vời là một người biết cách xây dựng mối quan hệ với nhân viên của họ. Biểu hiện của kỹ năng này có thể nhận thấy thông qua việc giao tiếp, cách đối nhân và xử thế hoặc một số hoạt động xây dựng mối quan hệ. Nếu Manager hình thành được mối quan hệ bền chặt với nhân viên, sự tin tưởng lẫn nhau sẽ được tăng cường và tinh thần của nhân viên cũng được thúc đẩy.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu được Manager là gì và biết những kỹ năng cần thiết để trở thành một Manager chuyên nghiệp. Chúc bạn sớm trở thành Top Manager trong lĩnh vực của mình, và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy nó hữu ích nhé!
 

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ