Mất phương hướng nghề nghiệp xảy ra ở độ tuổi nào?
Trên bước đường trưởng thành, đôi khi chúng ta sẽ phải đối diện với tình trạng mất phương hướng nghề nghiệp, không biết con đường mình đang đi có đúng đắn không hay nên chọn con đường nào. Trong tình huống ấy chắc hẳn chúng ta sẽ vô cùng hoang mang đúng không? Vậy mất phương hướng nghề nghiệp xảy ra ở độ tuổi nào và giải pháp khi mất phương hướng là gì? Hãy cùng KNA tìm hiểu nhé.
Mất phương hướng nghề nghiệp thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Mất phương hướng nghề nghiệp là vấn đề chẳng còn gì xa lạ đối với những người trưởng thành, đặc biệt với những ai đang phải cáng đáng vấn đề cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, sẽ chẳng có con số cụ thể nào cho vấn đề này để bạn tránh cả. Có thể năm bạn 17 tuổi bạn băn khoăn mình mong muốn làm nghề gì để chọn được ngành nghề thích hợp. Năm 30 tuổi bạn băn khoăn mình có nên đổi việc không. Thậm chí năm 50 tuổi bạn cũng nghĩ sau khi nghỉ hưu mình nên làm công việc gì. Mất phương hướng nghề nghiệp có thể xảy ra vào bất cứ khoảng thời gian nào và bất cứ lúc nào. Nó khiến con người ta rơi vào tình trạng mơ hồ, hoang mang, mờ mịt trong con hầm tối, không biết mình nên đi hướng nào, đường nào mới là đúng đắn nhất.
Tại sao bạn lại mất phương hướng nghề nghiệp
Mỗi khi rơi vào tình trạng này bạn có bao giờ cố gắng tìm ra nguyên nhân mình mất phương hướng nghề nghiệp hay bạn chỉ loay hoay tìm lối thoát cho mình, hay thậm chí là bỏ cuộc giữa chừng?
Mất phương hướng nghề nghiệp có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên do.
Thứ nhất, bạn thực hiện công việc không phải vì đam mê, sở thích mà là vì một tác nhân ngoại cảnh nào đó. Khi bạn cứ mải chạy theo những công việc có thể là vì công việc đó đang là xu thế hay bạn nghe theo lời khuyên của người nhà, bạn bè mà bạn không thực sự biết mình thích nghề gì, bạn mong muốn tìm kiếm được gì trong nghề đó, chắc chắn sẽ đến một lúc bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Khi này bạn mới chợt nhận ra rằng mình đang mất phương hướng với chính công việc mà bấy lâu nay mình theo đuổi.
Thứ hai, bạn đang gặp áp lực trong công việc mình làm. Nếu hàng ngày bạn đi làm với đống công việc chất cao như núi, lúc nào mắt cũng như một con gấu trúc, chắc hẳn sau một khoảng thời gian bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng, bế tắc và thất bại trong công việc.
Thứ ba, bạn đang thấy chán nản, dù đã nhảy việc bao nhiêu lần mà vẫn không thể tìm ra lý tưởng cho riêng mình. Điều này khiến cho tinh thần của bạn suy giảm, không còn thích thú với cái gì, cũng không còn muốn thực hiện một điều gì nữa cả, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến phương hướng nghề nghiệp.
Thứ tư, bạn đang đứng ở ngã năm, ngã bảy với vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Bạn thấy cái nào cũng tốt, cái nào cũng muốn theo đuổi mà không thực sự hiểu năng lực nghề nghiệp, giá trị bản thân của mình đang ở mức nào và mong muốn của bản thân mình là gì. Và thế rồi, bạn bị mất phương hướng.
Khi mất phương hướng nghề nghiệp phải làm thế nào?
Không ai có thể tìm thấy lối đi đúng đắn nhất cho bạn khi mất phương hướng nghề nghiệp ngoài bản thân bạn ra. Bạn là người hiểu rõ mình nhất, chính vì vậy nếu rơi vào tình trạng này thì bạn hãy cho bản thân thời gian bình tĩnh suy nghĩ xem mình cần phải làm gì để xây dựng một “bản đồ” chính xác và rõ ràng.
Tự động viên bản thân
Mọi chuyện rồi sẽ ổn. Nếu chưa ổn tức là mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Khi gặp vấn đề này, bạn hãy tự động viên mình rằng nếu bạn tiếp tục cố gắng, những khó khăn mà bạn đang gặp phải sẽ nhanh chóng qua đi mà thôi.
Tất nhiên không thể xác định một mốc thời gian cụ thể để biết khi nào mọi thứ sẽ qua đi, thế nhưng hãy tin vào điều đó, vì đôi khi như vậy bạn mới biết thật sự mình cần điều gì nhất vào lúc này.
Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng
Khi mất phương hướng nghề nghiệp, rất nhiều người lựa chọn giữ cho riêng mình và tự vượt qua. Tất nhiên sẽ có người thành công vượt qua sự lạc lối ấy và tìm được đường ra cho mình, nhưng cũng không ít người thất bại.
Do vậy, cách tốt nhất khi bạn mất phương hướng nghề nghiệp chính là tâm sự, chia sẻ với một người mà bạn tin tưởng. Không phải lúc nào bạn cũng sẽ nhận được lời khuyên từ họ, thế nhưng biết đâu bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tâm trạng cũng phần nào được giải tỏa.
Tin rằng mình sẽ làm được
Dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng hãy tin tưởng vào bản thân mình. Tin rằng mình làm được thì bạn sẽ vượt qua được khó khăn này. Niềm tin ấy sẽ là động lực cho bạn, tiếp thêm sức mạnh để bạn đối mặt với những thử thách trước mắt. Chính vì vậy, đừng vội bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình để đánh bại sự lạc lối, mất phương hướng này.
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...