Mức phí bảo vệ môi trường với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định mới này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung cấp phép về xả khí thải (cơ sở xả khí thải)…
Ngày 21/11/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 05/01/2025, áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động xả khí thải ra môi trường. Những cơ sở này bắt buộc phải có giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung về cấp phép xả khí thải.
Theo quy định, các cơ sở chịu phí bảo vệ môi trường chủ yếu là những ngành công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm không khí lớn. Điều này bao gồm các nhà máy sản xuất gang, thép, luyện kim, hóa chất vô cơ, phân bón vô cơ, và các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Ngoài ra, các ngành lọc hóa dầu, sản xuất than cốc, xi măng, nhiệt điện, cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh. Đặc biệt, những cơ sở tái chế, xử lý chất thải, hoặc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cũng phải tuân thủ quy định này.
Theo quy định này, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải.
Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức: F = f + C. Trong đó: F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý hoặc năm); f là phí cố định (quý hoặc năm); C là phí biến đổi, tính theo quý.
Phí biến đổi của cơ sở xả khí thải (C) là tổng số phí biến đổi tại mỗi dòng khí thải (Ci) được xác định theo công thức sau: C = ΣCi.
Phí biến đổi mỗi dòng khí thải (Ci) bằng tổng số phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải (i) và được xác định theo công thức sau: Ci= Ci (Bụi) + Ci (SOx) + Ci (NOx) + Ci (CO).
Theo Nghị định, mức thu phí đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải cố định (f) là 3 triệu đồng/năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì mức thu phí tính cho 1 quý là f/4.
Trường hợp cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (5/1/2025) hoặc cơ sở xả khí thải đang hoạt động trước ngày 5/1/2025, số phí phải nộp = (f/12) x thời gian tính phí (tháng).
Trong đó, thời gian tính phí là thời gian kể từ tháng tiếp theo của tháng Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải đang hoạt động) hoặc tháng bắt đầu đi vào hoạt động (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành) đến hết quý hoặc hết năm.
Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải, mức thu phí cố định (f) là 3 triệu đồng/năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì mức thu phí tính cho 1 quý là f/4.
Mức thu phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải như sau: Bụi và NOx (gồm N02 và NO) là 800 đồng/tấn; SOx là 700 đồng/tấn; CO là 500 đồng/tấn.
Theo quy định mới, đối với mỗi dòng khí thải của các cơ sở xả khí thải, mức thu phí biến đổi sẽ được điều chỉnh dựa trên nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải. Cụ thể, nếu nồng độ của một chất gây ô nhiễm trong khí thải có giá trị trung bình trong kỳ nộp phí thấp hơn 30% so với nồng độ quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương, mức thu phí đối với chất đó sẽ giảm xuống còn 75% so với mức phí thông thường. Điều này giúp khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu mức độ ô nhiễm, đồng thời đảm bảo rằng họ vẫn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp nồng độ của chất gây ô nhiễm trong khí thải thấp hơn từ 30% trở lên so với mức quy định, mức thu phí biến đổi đối với chất đó sẽ được giảm còn 50% so với mức phí phải nộp theo công thức xác định. Đây là một biện pháp động viên các cơ sở sản xuất có công nghệ xử lý khí thải hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giảm thiểu chi phí cho các cơ sở tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.
Nghị định cũng quy định rõ tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số phí bảo vệ môi trường thu được vào ngân sách nhà nước. Mọi chi phí liên quan đến hoạt động thu phí sẽ được ngân sách nhà nước bố trí, đảm bảo sự minh bạch trong quá trình thu chi. Tuy nhiên, nếu tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 82/2023/NĐ-CP, họ có thể được phép giữ lại 25% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động. Số còn lại, tức 75%, sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Việc điều chỉnh mức thu phí dựa trên nồng độ ô nhiễm trong khí thải là một trong những biện pháp quan trọng nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp công nghệ xanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chính sách này không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo ra một cơ chế công bằng, minh bạch trong việc thu phí và sử dụng phí bảo vệ môi trường.
Nếu Quý Doanh Nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tính phí bảo vệ môi trường vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác
Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm!

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh
Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT.

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR
Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay!

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may
Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững
Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019)
Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay!