Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Nắm bắt cơ hội trở thành Nhà cung cấp của Samsung

Không quá khi nói trở thành nhà cung cấp (vendor) của Samsung là ước mơ của rất nhiều doanh nghiệp Việt. Để đáp ứng các điều kiện của Samsung là một bài toán không hề đơn giản nhưng nó mở ra cơ hội phát triển lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào tìm ra lời giải.

Tại sao Samsung chọn Việt Nam?

Sự xuất hiện của các Tập đoàn điện tử lớn như Samsung kéo theo hệ sinh thái đồ sộ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà cung cấp (vendor) đang có xu hướng dịch chuyển cơ sở về Việt Nam nhằm rút ngắn khoảng cách chuỗi cung ứng, cũng như tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường tiềm năng và những ưu đãi mà Chính phủ Việt Nam đem lại.

Đóng góp của Samsung vào Việt Nam

Năm 2023 ghi nhận dấu mốc 15 năm sự có mặt của nhà máy sản xuất điện thoại Samsung tại Việt Nam. Samsung hiện đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam khi có số vốn đăng ký lên tới 17,4 tỷ USD vào các nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM. Sự góp mặt của các Tập đoàn lớn như Samsung đã biến Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng điện tử hàng đầu thế giới, mà nổi bật là nhóm điện thoại – linh kiện và máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện.

Hợp tác với Samsung giúp doanh nghiệp Việt có nguồn xuất hàng ổn định và doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Samsung còn sẵn sàng cử các chuyên gia đến trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ các vendor cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.

Hơn 306 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp của Samsung

Đầu năm 2024, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho vừa thông tin với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh doanh gần đây của Samsung. Đồng thời, khẳng định luôn tin tưởng và đặt niềm tin vào môi trường kinh doanh cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cơ quan Việt Nam.

Ông Choi Joo Ho cho biết, Samsung đang liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể trong năm 2023 đã đầu tư thêm khoảng 1,2 tỷ USD. Samsung tập trung vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như: Hỗ trợ đào tạo tư vấn viên, các chuyên gia khuôn mẫu, hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phát triển và xây dựng nhà máy thông minh.

Thông qua các chương trình hợp tác này, các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 12 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 đã lên tới 306 doanh nghiệp trong năm 2023.

Ông Choi Joo Hoo chia sẻ thêm, Samsung sẽ tăng cường hợp tác với NIC để vận hành phòng lab về đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin và đào tạo nhân tài công nghệ cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và có thêm các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp FDI trong bối cảnh mới.

Tại buổi tiếp Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam ông Choi Joo Ho, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao các dự án của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tập trung trong công tác xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất.

Thời gian tới, đại diện Bộ Kế hoach và Đầu tư đề nghị, tập đoàn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia chuỗi cung ứng của Tập đoàn và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực chất và hiệu quả các trung tâm đào tạo đặt tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Bên cạnh đó, trở thành nhà đầu tư chiến lược trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Samsung chia sẻ các kinh nghiệm Quốc tế với Việt Nam và tiếp tục triển khai các hoạt động về đổi mới sáng tạo và hỗ trợ doanh nghiệp; khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Samsung.

Điều kiện để trở thành nhà cung cấp của Samsung

Để trở thành nhà cung cấp linh kiện cho Samsung, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Công nghệ: Các doanh nghiệp phải có năng lực kĩ thuật, cơ sở hạ tầng nghiên cứu phát triển, có đăng kí bằng sáng chế.
  • Chất lượng: Phải kiểm soát được chất lượng, đảm bảo an toàn, có giấy chứng nhận ISO.
  • Sự đáp ứng và giao hàng: Cần tiêu chí nhanh và có thể giao hàng kịp thời trong những trường hợp khẩn.
  • Cơ cấu giá: Có tính cạnh tranh cao, điều chỉnh giá tích cực.
  • Môi trường: Đảm bảo môi trường và an toàn, chứng nhận ISO&OHSAS. Cần có hệ thống báo cháy tự động, bình xịt, bảo quản vật liệu liệu nguy hiểm, có vật liệu chống cháy, thiết bị chống ô nhiễm không khí, phải có công trình xử lý chất thải.
  • Tài chính: Tỷ lệ vốn, tín dụng, vốn lưu động…phải đảm bảo.
  • Luật lao động: Đảm bảo quyền con người, chế độ lao động. Không được sử dụng lao động trẻ em, lao động quá giờ, trả lương cơ bản, trợ cấp theo quy định. Nghiêm cấm đối xử vô nhân đạo với lao động.

Tóm lại, để trở thành nhà cung cấp của Samsung cần phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, giá thành và giao hàng, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật và tuân thủ trách nhiệm xã hội…

Samsung nghiêm cấm các đơn vị cung cấp nhận hối lộ, quà tặng dưới mọi hình thức, giao dịch chuyển tiền, đầu tư trực tiếp cổ phần. Đặc biệt là việc tiết lộ thông tin bí mật hoặc thông tin độc quyền làm mất nguồn nhân lực của Samsung sang các đối tác đang cạnh tranh…

Chuỗi cung ứng của Samsung được tổ chức minh bạch, cởi mở với tất cả doanh nghiệp. Vào được chuỗi đã khó, nhưng nếu không làm tốt, ngay lập tức sẽ bị loại ra. Hàng năm, Samsung có xếp loại các nhà cung cấp hạng A, B, C, D. Nếu xếp vào loại C, D tức là mắc nhiều lỗi, doanh nghiệp sẽ cận kề khả năng bị loại.

Đa phần các doanh nghiệp Việt đều cho rằng các yêu cầu để trở thành doanh nghiệp vệ tinh của Samsung rất khó khăn. Tuy nhiên đó cũng là động lực đối với các doanh Việt Nam vươn lên, nỗ lực đổi mới chính mình để không bị cô lập trong chuỗi liên kết sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Tư vấn từ chuyên gia

KNA CERT cung cấp dịch vụ đánh giá nhà cung cấp theo checklist của các nhãn hàng, trong đó có Samsung. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để tìm hiểu thêm về các yêu cầu của Samsung và nhận hướng dẫn cụ thể

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ