Nên làm gì khi môi trường mới toàn nhân sự lâu năm?
Chắc hẳn nhiều nhân viên mới trong ngày đầu đi làm đã nơm nớp lo sợ mình không thể hòa nhập với môi trường làm việc của công ty. Đặc biệt, trong một môi trường làm việc toàn những nhân sự lâu năm nỗi sợ này lại càng lớn hơn. Vậy phải làm sao khi môi trường mới toàn nhân sự lâu năm? Bạn cần làm gì để hòa nhập với mọi người? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một vài mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề này.
Sẽ ra sao nếu bạn không thể hòa nhập với môi trường làm việc mới?
Nếu bạn không thể hòa nhập với mọi người trong công ty, bạn có thể cảm thấy cô đơn, lạc lõng và không thật sự tồn tại ở môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, vấn đề này còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn, khiến bạn cảm thấy thiếu động lực, mất tập trung và không có đủ hứng thú để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc không hòa nhập còn có thể dẫn đến xung đột, bất đồng ý kiến với đồng nghiệp và cấp trên, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc.
Việc không thể hòa nhập cũng sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và stress, gây hại đến cả sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất của bạn. Tệ hơn, nếu không có khả năng thay đổi tình hình, bạn sẽ phải quyết định rời bỏ công việc và tìm kiếm cơ hội mới phù hợp hơn.
Nên làm gì khi môi trường mới toàn nhân sự lâu năm?
Giới thiệu về bản thân
Đây là một bước quan trọng để xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin và xác định vị trí của mình.
Khi bạn giới thiệu bản thân, mọi người trong công ty sẽ nắm được tổng quan về bạn, biết được bạn là ai và đảm nhận vị trí công việc gì. Từ đó, họ sẽ chủ động giao tiếp và trò chuyện cùng bạn, đặc biệt là những nhân sự làm cùng bộ phận; giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mới.
Tìm hiểu về văn hóa của công ty
Mỗi môi trường làm việc khác nhau sẽ có những văn hóa với các giá trị, quy tắc khác nhau. Khi tìm hiểu về văn hóa công ty, bạn có thể hiểu được cách mọi người hoạt động và tương tác với nhau, từ đó hòa nhập và thích nghi với môi trường làm việc nhanh hơn.
Thiết lập mục tiêu của bản thân trong công việc
Khi bạn thiết lập mục tiêu, bạn sẽ xác định rõ ràng hơn vai trò và nhiệm vụ của mình trong công việc; tạo cơ hội trao đổi và thảo luận với những người xung quanh để hoàn thành công việc sao cho tốt nhất. Đây cũng là nền móng giúp bạn kết nối với đồng nghiệp. Một khi những nhân sự lâu năm thấy bạn là người có mục tiêu, định hướng rõ ràng, tự khắc bạn sẽ trở thành “thỏi nam châm” thu hút mọi người xung quanh.
Tập trung hoàn thành tốt các công việc được giao
Bạn có thể xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm từ đồng nghiệp cũng như quản lý nếu bạn tập trung hoàn thành tốt các công việc được giao.
Mọi người sẽ ấn tượng bạn là một người uy tín và chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Đây không chỉ là cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ trong môi trường công sở mà nó còn tạo cơ hội để bạn tiếp cận các dự án, cơ hội mới.
Quan sát và lắng nghe
Việc quan sát và lắng nghe không những giúp bạn học hỏi từ những người đi trước mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân sự làm lâu năm. Việc lắng nghe chân thành và tôn trọng, quan tâm đến ý kiến của đồng nghiệp sẽ tạo ra sự kết nối và giao tiếp hiệu quả, giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp trong môi trường làm việc mới.
Chỉ hỏi khi thật sự cần thiết
Hỏi là một phần quan trọng trong quá trình học tập và tương tác tại môi trường làm việc, tuy nhiên chỉ nên hỏi khi thật sự cần thiết. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn với người khác. Bên cạnh đó, nó còn xây dựng cho bạn hình ảnh của một người tự tin và độc lập.
Nói không với bè phái trong công sở
Bè phái sẽ chỉ giúp bạn có một nhóm bạn “tạm bợ”, “tạm thời” và bạn hoàn toàn có thể trở thành đối tượng bị công kích bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc không tham gia vào bất cứ bè phái nào cũng giúp bạn duy trì tính chuyên nghiệp và đạo đức trong công việc.
Không nên gây chú ý quá sớm
Khi mới vào công ty, bạn nên tập trung tối đa vào công việc thay vì gây chú ý không cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn hòa nhập vào môi trường làm việc một cách tự nhiên, không gượng ép.
Tích cực tham gia các khóa đào tạo
Các khóa đào tạo chính là cơ hội quý báu để nhân viên mới học hỏi và phát triển kỹ năng, kiến thức mới. Việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn của công ty sẽ giúp bạn nắm bắt những xu hướng mới, ứng dụng công nghệ mới và phương pháp làm việc hiệu quả, tạo bước đệm đưa bạn thành một nhân viên năng động và nâng cao giá trị của bản thân trong công việc.
Ngoài ra, những khóa đào tạo này cũng cung cấp cơ hội cho bạn gặp gỡ và giao tiếp với những “tiền bối”, giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra những kết nối giá trị trong công việc.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...