Những điều cấp trên âm thầm quan sát - Chớ nên chủ quan
Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào thì cấp trên cũng sẽ để ý đến mọi hành động của bạn từ những việc làm nhỏ nhất. Dẫu bạn có thích hay không thì cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận, cố gắng tuân thủ theo đúng quy định của công ty để mình không mắc phải những sai lầm mà cấp trên âm thầm quan sát.
Cấp trên để ý đến giờ giấc đi làm của bạn
Mỗi môi trường làm việc khác nhau sẽ có giờ vào làm khác nhau. Có thể bạn được yêu cầu có mặt tại công ty vào lúc 8h, 9h hay thậm chí 2h chiều. Tuy nhiên, dù là vào làm lúc nào, có một nguyên tắc bạn không bao giờ được quên - đó chính là không được đi làm muộn.Vài lần có thể châm chước, nhưng nếu ngày nào cũng đi muộn, dù chỉ là 5-10 phút thôi cũng là cả vấn đề, đặc biệt nếu công ty bạn coi trọng giờ giấc.
Do vậy, để ghi điểm trong mắt cấp trên, bạn nên tự giác, chủ động sắp xếp thời gian sao cho đến chỗ làm sớm nhất có thể, hoặc chí ít là đến đúng giờ.
Cấp trên để ý đến giờ bạn tan làm
Đã đi làm muộn còn tan làm sớm thì quả thật sẽ khiến bạn mất điểm trọng trong mắt cấp trên đó. Dù đã hoàn thành công việc, bạn cũng nên “nán lại”, chờ đến giờ rồi về chứ đừng về quá sớm.
Tuy nhiên, việc đi sớm về muộn và lúc nào cũng phải tỏ ra quá say mê công việc cũng không phải là điều hợp lý. Bạn nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và công ty. Hiện nay, tư tưởng hiện đại hơn, rất nhiều công ty cũng khuyến khích nhân viên tan làm đúng giờ, đầu tư nhiều thời gian hơn cho bản thân.
Cấp trên để ý đến trang phục hàng ngày của bạn
Mỗi văn hóa làm việc khác nhau mà mỗi công ty sẽ có quy định về trang phục khác nhau. Chẳng hạn có nơi sẽ tương đối thoải mái trong vấn đề ăn mặc, bạn có thể mặc mọi thứ bạn muốn miễn sao phù hợp với không gian công sở. Bên cạnh đó, nhiều nơi lại yêu cầu nhân viên chỉ được mặc sơ mi trắng, vest đen với quần âu/ chân váy hoặc yêu cầu mặc đồng phục của công ty.
Tốt nhất, hãy lựa chọn trang phục lịch sự và tuân thủ đúng quy định của nơi bạn làm việc. Việc quá nổi bật và khác biệt với đám đông có thể sẽ khiến cấp trên “để mắt” đến bạn, nhất là khi cấp trên của bạn là người nghiêm túc và kỹ tính đó.
Cấp trên để ý đến việc sử dụng điện thoại hay mạng xã hội của bạn trong giờ làm
Tất nhiên sẽ chẳng ai làm việc liên tục 8 tiếng đồng hồ mà không nghỉ giải lao, thư giãn. Tuy nhiên, nếu ngồi trong phòng làm việc, gõ máy tính liên tục tỏ vẻ chăm chỉ mà thực chất lại đang online Facebook, lướt web… thì không nên chút nào. Bạn nghĩ rằng mình đang làm rất lén lút và sẽ không ai biết, nhưng đừng vội đắc ý. Có thể cấp trên của bạn đang âm thầm quan sát và “chấm điểm” bạn ở một góc nào đó đó! Vậy nên hãy tự giác tránh xa điện thoại, mạng xã hội hay các yếu tố phân tâm khác khi đang làm việc nhé.
Cấp trên để ý đến lời ăn tiếng nói của bạn
Đi làm sẽ khó tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm dẫn đến tranh luận và cãi vã. Những lúc như vậy, cho dù có bực bội đến mấy cũng đừng "bùng nổ" cảm xúc tiêu cực với đồng nghiệp của mình, dù là trong hay ngoài văn phòng. Tiếng xấu đồn xa. Hành vi không đúng mực ấy của bạn có thể rất nhanh sẽ lan truyền khắp văn phòng và đến tai cấp trên. Một nhà tuyển dụng khôn ngoan sẽ muốn có một nhân viên biết kiềm chế cảm xúc hơn là một người nóng nảy.
Cấp trên để ý đến sự hòa đồng của bạn
Một môi trường làm việc lý tưởng là nơi tất cả nhân viên hợp tác vui vẻ với nhau. Tất nhiên, thích ứng với một môi trường làm việc mới ngay lập tức là điều rất khó, không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu bạn biểu hiện bản thân đang cố gắng để tìm hiểu và gắn kết với mọi người thông qua việc tích cực tham gia các sự kiện của công ty, các buổi "tám chuyện" hay"nhậu nhẹt" sau giờ làm việc, thì mọi người cũng sẽ cố gắng để làm thân với bạn. Đây chắc chắn cũng là điều mà cấp trên sẽ đánh giá cao ở một nhân viên mới, chứ không phải một người lúc nào cũng “thu lu” ngồi một mình, không nói cũng chẳng thưa.
Cấp trên để ý đến cách bạn sắp xếp thời gian trong công việc
Sau tất cả, công việc vẫn là trên hết. Cấp trên sẽ có cái nhìn tích cực về bạn nếu bạn là một người năng suất trong công việc, biết cách sắp xếp thời gian làm việc hợp lý và luôn hoàn thành mọi thứ trước/đúng deadline .
Tin Mới Nhất
KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina
Công ty TNHH Sekonix Vina lựa chọn KNA CERT là tổ chức đào tạo 3D5S cho cán bộ nhân viên.
Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"
"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".
Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM
Từ ngày 01/10/2023, giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã bắt đầu. Mua Chứng chỉ CBAM là cách trả thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ rò rỉ...
Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các tác động này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,...
CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU
Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã được thông qua vào ngày 17/05/2023 và giai đoạn chuyển tiếp của CBAM bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Việc đưa CBAM vào...
Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)
Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP hiệu quả và các chương trình tiên quyết giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm an toàn. Thực hiện các chương trình tiên quyết trong HACCP là một trong...