Những việc cần làm sau khi phỏng vấn
Sau mỗi buổi phỏng vấn, hầu như các ứng viên thường làm một việc duy nhất đó là chờ đợi - chờ đợi kết quả, chờ đợi nhà tuyển dụng thông báo mình đậu hay trượt. Việc này tuy không sai nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị động và chẳng khác nào những ứng viên còn lại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những việc cần làm sau khi phỏng vấn, giúp nhà tuyển dụng ấn tượng hơn về bạn.
Những việc nên làm sau khi phỏng vấn
1. Viết ghi chú
Hãy viết ra những điểm chính đã được đề cập trong lúc phỏng vấn hoặc các câu hỏi lớn đã được hỏi (kèm theo câu trả lời của bạn) càng sớm càng tốt, đảm bảo bạn không quên hay không nhớ nhầm.
Điều này là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong vòng phỏng vấn đầu tiên, vì những câu hỏi này có thể được lặp lại ở những vòng phỏng vấn sau này. Do vậy, để tránh đưa ra câu trả lời cũ, bạn hãy bổ sung câu trả lời trước đó của mình và nói cho người phỏng vấn rằng đó là điều mà bạn đã nghĩ đến ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên.
Ngoài ra, hãy ghi chú lại bất cứ điều gì bạn muốn nói trong cuộc phỏng vấn nhưng không có cơ hội đề cập hoặc vô tình quên trong lúc căng thẳng.
2. Gửi email cảm ơn
Chỉ một hành động rất đơn giản là gửi email cảm ơn tới người phỏng vấn thôi cũng đủ tạo ra sự khác biệt rất lớn, khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng hơn về bạn, nhìn nhận bạn là một người chuyên nghiệp và thực sự đam mê với vị trí ứng tuyển.
Về thời gian gửi thư, tốt nhất nên gửi trong vòng 24 giờ sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Lưu ý, hãy gửi trong giờ hành chính. Nếu cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra vào buổi chiều muộn, bạn có thể dời lịch gửi email cảm ơn vào sáng ngày hôm sau để tên của bạn xuất hiện đầu tiên trong hộp thư đến của họ.
Về nội dung thư, có thể đề cập đến một số điều mà bạn rút ra được từ cuộc phỏng vấn hoặc nêu cảm nhận của bạn về văn hóa công ty. Ngoài ra, bạn có thể nêu thêm cả điểm mạnh của bản thân, nhưng hãy ngắn gọn thôi và đừng tỏ ra phô trương nhé.
Về hình thức, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc bất kỳ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong các email này. Bên cạnh đó, hãy giữ cho email ngắn gọn và súc tích, bởi một email quá nhiều chữ có thể sẽ bị nhà tuyển dụng cho vào danh sách spam.
3. Thường xuyên kiểm tra điện thoại, email để xem nhà tuyển dụng đã gửi kết quả phỏng vấn hay chưa\
Thực tế, rất nhiều ứng viên có thói quen từ chối nhận điện thoại của người lạ vì sợ bị telesale làm phiền. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được.
Tuy nhiên, nếu bạn vừa đi phỏng vấn cách đây vài ba hôm và đang trong thời gian chờ kết quả thì nhất định không được bỏ lỡ bất cứ cuộc gọi nào, bởi trong đó có thể là điện thoại từ phía nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy kiểm tra email thường xuyên và nhớ kiểm tra cả mục spam để đảm bảo bạn không đánh mất cơ hội trúng tuyển nhé.
4. Chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để hỏi kết quả phỏng vấn
Một số nhà tuyển dụng mặc định rằng họ không cần liên lạc với những ứng viên không thông qua bài phỏng vấn. Tuy nhiên điều này có thể khiến ứng viên cảm thấy khó chịu và đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của công ty.
Do vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp đó, thay vì chờ đợi kết quả trong vô vọng, hãy chủ động liên hệ với HR để biết kết quả phỏng vấn. Biết được kết quả, bạn sẽ có những quyết định đúng đắn tiếp theo cho tương lai.
5. Xin ý kiến đánh giá từ phía nhà tuyển dụng
Nếu một ngày nào đó bạn nhận được email hoặc cuộc gọi thông báo bạn không vượt qua bài phỏng vấn, hãy nắm bắt cơ hội này để hỏi nhà tuyển dụng về lý do bạn không được nhận. Bạn có thể khéo léo hỏi họ về những kỹ năng còn thiếu sót, bày tỏ rằng bạn mong muốn học hỏi từ quá trình này và mọi ý kiến đánh giá đều sẽ được bạn chủ động ghi nhận. Như vậy bạn không chỉ gia tăng sự chuyên nghiệp của mình mà còn có thể rút ra cho bản thân bài học hữu ích để cải thiện trong những lần phỏng vấn tiếp theo.
6.Hãy tập trung làm tốt công việc hiện tại nếu chưa chắc chắn được nhận vào làm ở công ty mới
Đây là lời khuyên vô cùng hữu ích với các bạn trẻ đang có ý định nhảy việc. Cho dù công ty hiện tại có đối xử với bạn không tốt đi chăng nữa, nhưng một khi bạn chưa viết đơn xin nghỉ việc chính thức và chưa nhận được lời mời vào làm của công ty mới thì bạn vẫn phải hoàn thành tốt vai trò của mình ở vị trí hiện tại.
Những việc làm cần tránh sau khi phỏng vấn
1. Hỏi thăm kết quả quá nhiều lần
Bạn hoàn toàn có quyền hỏi nhà tuyển dụng về kết quả phỏng vấn, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn được phép spam email hoặc spam cuộc gọi.
Bạn chỉ nên hỏi thăm một lần duy nhất, nếu sau đó vẫn không nhận được kết quả từ phía nhà tuyển dụng thì bạn có thể ngầm hiểu rằng mình đã trượt phỏng vấn và nên tiếp tục gửi CV cho những những công ty khác.
2. Dừng tìm kiếm việc làm
Có thể bạn cảm thấy mình thể hiện rất tốt trong cuộc phỏng vấn, nhưng một khi chưa nhận được thông báo chính thức, bạn đừng bao giờ tạm dừng mọi nỗ lực tìm kiếm việc làm. Biết đâu trong những lần phỏng vấn sau đó bạn lại nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn hơn thì sao.
3. Bóc phốt công ty
Nếu chẳng may bạn gặp phải những trải nghiệm tồi tệ vào ngày phỏng vấn, hãy phản ánh điều này trong email cảm ơn trước khi đưa lên các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ứng tuyển, bạn phát hiện công ty có hành vi lừa đảo, việc chia sẻ lên mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết để những người đến sau biết đường tránh né.
Tin Mới Nhất

Kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 chi tiết
Một kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 phù hợp và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu chất lượng như mong đợi.

Hướng dẫn Tự đánh giá và Đánh giá về Khả năng Tái chế RecyClass
RecyClass cung cấp Công cụ trực tuyến giúp doanh nghiệp tự đánh giá khả năng tái chế của bao bì nhựa và cho biết mức độ phù hợp để tái chế, xếp hạng nó theo hệ thống phân loại từ...

Tiêu chuẩn RecyClass về Tái chế Nhựa và Bao bì
RecyClass là một sáng kiến phi lợi nhuận, liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hướng tới tương lai nhựa tuần hoàn với hệ thống: Chứng nhận khả năng tái chế, Chứng nhận quy trình...

Thông báo về việc hợp tác của KNA CERT trong dự án SFV-Export
Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNNVV trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam” (SFV-Export) do EU tài trợ, được phối hợp thực hiện bởi tổ chức Oxfam tại Việt Nam cùng VCCI.

Bài học kinh nghiệm khi áp dụng ISO 9001:2015
Có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trong quá trình triển khai tiêu chuẩn ISO 9001. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ tự nhận ra những bài học...

Áp dụng TCVN ISO 9001 trong y tế tại các bệnh viện
Áp dụng TCVN ISO 9001 trong y tế góp phần duy trì sự phát triển ổn định và bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc, thăm khám sức khỏe. Tình hình áp dụng TCVN ISO...