Sai lầm với bữa trưa thường thấy ở dân văn phòng
Thực tế, có rất nhiều người xem nhẹ bữa ăn trưa, họ coi đó là việc kém quan trọng trong một ngày đi làm. Do vậy, vô hình trung, họ đã hình thành cho bản thân những thói quen sai lầm với bữa trưa, không tận dụng được tối đa khoảng thời gian nghỉ ngơi này và dẫn đến những tác hại tiềm ẩn.
Những sai lầm với bữa trưa thường thấy ở dân văn phòng
Bỏ qua giờ nghỉ trưa
Khi có quá nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành gấp, nhiều người có xu hướng bỏ ăn trưa để cắm đầu vào làm việc. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là lựa chọn hiệu quả nhất.
Nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian liên tục làm việc là cực kỳ tốt cho năng suất và sáng tạo. Giờ ăn trưa nói riêng và giờ giải lao nói chung chính là thời điểm nghỉ ngơi đó. Do vậy, bạn không nên bỏ qua bữa trưa, gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của bản thân.
Sau một buổi sáng, năng lượng của bạn đã dồn hoàn toàn cho công việc và đưa ra nhiều quyết định khác nhau, vì thế ý chí lẫn khả năng suy luận của bạn đều có thể bị suy giảm.
Việc thực hiện đầy đủ các bữa trưa chính là “liều thuốc” hiệu quả cho “sức khoẻ cảm xúc”, giúp cải thiện khả năng tập trung, suy nghĩ, học hỏi và loại bỏ “chứng mệt mỏi vì quyết định” (decision fatigue); giúp bạn nạp lại năng lượng và đưa bản thân vào trạng thái tốt nhất để hoàn thành các nhiệm vụ còn lại trong ngày. Trái lại, nếu bỏ qua bữa trưa, có thể bạn sẽ phải “trả giá” vào những ngày sau đó.
Nói quá nhiều
Đây là sai lầm thường thấy đối với dân công sở. Chúng ta đều biết thời gian đi ăn trưa, nghỉ trưa chính là thời điểm gắn kết mối quan hệ đồng nghiệp tốt nhất. Sau một buổi sáng chỉ cắm đầu vào máy tính để hoàn thành công việc hay giao tiếp qua những tin nhắn chóng vánh, đây là lúc để mọi người tương tác bằng lời nói.
Tuy nhiên, nói quá nhiều đôi khi sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Có thể việc kể những câu chuyện không liên quan hay tông giọng quá cao của bạn chính là tác nhân gây mệt đầu óc cho đồng nghiệp. Điều này có thể là không cố ý, nhưng sự vô tư quá mức khi trao đổi công việc hoặc buôn chuyện của bạn sẽ khiến mọi người trong phòng không thể có một giờ nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Do vậy, cần chú ý đến âm lượng và tần suất nói chuyện của mình, đừng biến mình trở thành một “cái gai” trong mắt mọi người.
Tự cô lập bản thân
Nghỉ giải lao tạo điều kiện giúp bạn gắn kết với đồng nghiệp theo cách tốt nhất. Đây là thời điểm bạn có cơ hội được giải phóng bản thân và tạo ra vô số tiếng cười. Điều này không chỉ giúp giảm căng thẳng sau thời gian chú tâm làm việc mà còn giúp thúc đẩy giao tiếp và tăng khả năng gắn kết đội nhóm.
Do vậy, trừ khi có lý do đặc biệt, không thì đừng từ chối ăn trưa cùng người khác. Bởi khi đó, bạn đã tự bỏ qua cơ hội thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp.
Chuẩn bị bữa trưa qua loa
Chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian, công sức hơn, nhưng về lâu dài, chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang lại cho bạn hàng tấn lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ, tốt cho đường tiêu hóa và cân nặng... Trái lại, việc ăn uống không khoa học sẽ đem đến những tác hại khôn lường. Ví dụ: thực hiện các chế độ ăn kiêng với chỉ số tải lượng đường huyết (glycemic load) cao có thể khiến con người ta mệt mỏi, thậm chí gây ra chứng trầm cảm theo thời gian. Hay bữa trưa nhiều tinh bột (high-carb) có thể kéo năng lượng đi xuống, khiến bạn cảm thấy uể oải vào xế chiều.
Ngay lập tức điều chỉnh chế độ, nề nếp ăn uống hợp lý không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Dẫu vậy, hãy quyết tâm, kiên trì, đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực trong sức khỏe mà không liều thuốc nào mang đến được.
Tự tạo thêm áp lực
Đừng làm bất cứ điều gì khiến mình trở nên căng thẳng vào giờ ăn trưa, bởi đây chính là lúc để thoát ra khỏi nhịp độ bận rộn mà bạn vẫn luôn duy trì trong suốt thời gian làm việc chính thức. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào buổi chiều và không thể hoàn thành tốt những công việc còn lại.
Mẹo giúp tối ưu giá trị thời gian nghỉ trưa
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để sử dụng thời gian nghỉ trưa nơi công sở một cách có ý nghĩa nhất:
- Nếu bạn theo trường phái tự mang đồ ăn đi, hãy chuẩn bị hoặc sơ chế nguyên liệu cho bữa trưa từ đêm hôm trước, chẳng hạn như nhặt rau, ướp thịt, nấu cơm để không phải làm chúng vào buổi sáng - thời điểm bạn thường “vắt chân lên cổ” để kịp đi làm đúng giờ. Như vậy, bạn có thể đưa ra những lựa chọn món ăn tốt hơn và chuẩn bị chu đáo hơn.
- Chú ý cử chỉ, hành động khi ăn: Chắc hẳn không ít người được dạy từ nhỏ rằng không nên phát ra quá nhiều tiếng động khi ăn, như nhai chóp chép hay húp sùm sụp, không được khua khoắng đũa, thìa leng keng hay khuấy đảo lung tung phần thức ăn chung… Bên cạnh đó, dọn dẹp sạch sẽ phần ăn của mình cũng là điều bắt buộc.
- Cân bằng giữa thời lượng của các mẩu chuyện phiếm với thời lượng của những cuộc hội thoại nặng nề: Chắc chắn không có ai muốn dành toàn bộ thời gian nghỉ trưa để nói về công việc, hoặc bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt đến mức không còn tâm trí thưởng thức món ngon.
- Gắn bó, tham gia những cuộc trò chuyện của mọi người, góp phần gắn kết mối quan hệ đồng nghiệp, tạo nên văn hoá doanh nghiệp tích cực.
- Duy trì trạng thái tích cực: Cảm xúc có sức lan tỏa. Do vậy, nếu bạn tận hưởng bữa trưa của bạn, người khác cũng có thể làm điều tương tự. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó có thể đem đến tác dụng kỳ diệu trong việc xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp về lâu về dài, thúc đẩy tâm trạng và cả sự nghiệp của bạn.
Tin Mới Nhất
[Điều khoản 7.1 của ISO 22000] Nguồn lực trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trong ISO 22000 Điều khoản 7.1 đề cập đến nguồn lực cần có trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của tổ chức. Vậy nội dung của Điều khoản 7.1 theo ISO 22000...
Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 - Phân tích sự lãnh đạo trong FSMS
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn phổ biến để thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Điều khoản 5 của ISO 22000:2018 là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO...
Văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP không? Luật về HACCP
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Và có rất nhiều...
Điều kiện đánh giá HACCP không thể bỏ qua
Để đánh giá hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) một cách hiệu quả thì việc hiểu rõ các điều kiện đánh giá HACCP là rất quan trọng. Bài viết dưới đây của KNA...
Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP là gì? Nội dung báo cáo
Một trong những bước quan trọng để duy trì và chứng minh sự tuân thủ HACCP là việc thực hiện đánh giá nhà máy. Báo cáo đánh giá nhà máy theo HACCP phản ánh hiệu quả của hệ thống an...