Thói hư tật xấu cần loại bỏ chốn công sở
Môi trường làm việc là nơi tạo dựng, kết nối các mối quan hệ nhưng đồng thời cũng là nơi mà những thói quen xấu, tính cách độc hại dễ dàng bộc lộ nhất, gây ảnh hưởng xấu tới văn hóa và hình ảnh doanh nghiệp. Vậy đâu là những thói hư tật xấu thường xuyên xuất hiện tại chốn công sở và cần bị loại bỏ?
Không tuân thủ giờ giấc
Bạn có thể gặp tình trạng tắc đường, hỏng xe, có việc đột xuất khiến bạn đi làm muộn. Đây là những yếu tố khách quan khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu việc này lặp đi lặp lại và bạn không tìm cách cải thiện thì có thể trở thành thói quen xấu khó bỏ.
Đặc biệt, nếu bạn đi làm muộn và về quá sớm khi chưa hoàn thành công việc, tức là thái độ làm việc của bạn vô cùng thiếu chuyên nghiệp.
Thường xuyên trì hoãn
Sự trì hoãn có thể xuất phát từ việc bạn liên tục làm việc riêng hoặc tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Bạn nên học cách tổ chức, lên kế hoạch cho công việc của mình một cách khoa học và thúc đẩy bản thân làm việc sớm hơn và nhanh hơn.
Phong cách thời trang không phù hợp
Mỗi người có một phong cách ăn mặc riêng. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc, bạn chính là một phần bộ mặt của công ty.
Do vậy, việc ăn mặc quá thoải mái, không phù hợp chốn công sở hoặc không tuân theo quy định của công ty là điều bạn cần lưu ý để không mắc phải.
Làm việc riêng trong giờ hành chính
Thực tế, không phải ai cũng có thể dành 100% thời gian hành chính để làm việc. Họ cần dành một ít thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, đừng bao giờ liên tục làm việc riêng trong giờ mà không hoàn thành công việc được giao. Điều này chứng minh bạn làm việc không có hiệu quả và là người không có trách nhiệm.
Những hành động cá nhân có thể bao gồm: Lướt mạng xã hội, nhắn tin với bạn bè, chơi game, mua sắm online, ngủ trong giờ…
Bạn cần ưu tiên hoàn thành công việc chính của mình, học cách tăng cường sự tập trung và có biện pháp chống buồn ngủ để có thể kiểm soát công việc một cách hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Không biết cách lắng nghe và tiếp thu
Khi được góp ý về những lỗi sai của bạn hoặc khi người khác đưa ra quan điểm cá nhân của họ, hãy tiếp nhận và tôn trọng ý kiến của đối phương thay vì tỏ ra bức xúc, khó chịu, bởi những điều này không chỉ cho thấy bạn là người thiếu chuyên nghiệp mà còn gây trở ngại cho các cơ hội phát triển của bạn sau này.
Hay ngắt lời người khác
Liên tục ngắt lời khi đồng nghiệp hay cấp trên đang nói sẽ khiến đối phương ấn tượng xấu về bạn, từ đó uy tín của bạn cũng sẽ bị giảm bớt. Ngay cả khi bạn cho rằng ý kiến của họ không có lý, hãy đợi họ nói xong rồi mới lên tiếng.
Nói xấu sau lưng
Đây có lẽ là một thói xấu thường gặp ở nơi làm việc. Nếu cảm thấy không phù hợp hoặc có điều gì đó của đối phương khiến bạn không vừa ý, hãy góp ý thẳng thắn trước mắt họ để cả hai bên cùng trao đổi thay vì kêu ca, phàn nàn, nói xấu với những đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi góp ý bạn cần chọn lọc từ ngữ sao cho không làm tổn thương hoặc xúc phạm người khác.
Ngôn ngữ cơ thể thiếu tinh tế
Giao tiếp phi ngôn ngữ là yếu tố vô cùng cần thiết. Việc không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện, liên tục nhìn ra chỗ khác hoặc vung tay chân quá thường xuyên sẽ cho thấy bạn không tập trung vào cuộc trò chuyện. Để không gây ấn tượng xấu nơi công sở, bạn nên rèn luyện những thói quen dù là nhỏ nhất.
Lạm quyền, ức hiếp người khác
“Ma cũ bắt nạt ma mới” là điều thường thấy trong môi trường công sở. Nhiều người ỷ họ có nhiều kinh nghiệm hơn và làm việc lâu hơn mà bắt nạt và gây khó dễ cho nhân viên mới một cách vô cớ. Đây là việc làm vô cùng sai trái.
Bên cạnh việc đứng lên chống lại những kẻ lạm quyền, bạn cũng nên chú ý hành vi và lời nói, đừng vô tình để mình trở thành người như vậy.
Không có chính kiến
Trong môi trường làm việc, bạn cần có chính kiến và quan điểm riêng, đừng để bản thân “gió chiều nào theo chiều ấy”, trở thành một kẻ mù mờ trong công việc, chỉ biết đi theo sự chỉ dẫn của người khác hoặc trở thành kẻ chuyên nịnh bợ cấp trên.
Thường xuyên nói dối
Lời nói dối dù chỉ là nhỏ nhất cũng sẽ đánh mất lòng tin của lãnh đạo và đồng nghiệp vào bạn. Thậm chí bạn còn có thể bị mất việc vì một lời nói dối mà bạn nghĩ là vô hại.
Tất nhiên trong một số trường hợp, bạn sẽ khó tránh khỏi lời nói dối “bất đắc dĩ”. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhận thức rằng, trung thực mới là phẩm chất bạn nên duy trì.
Để từ bỏ thói quen nói dối, chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói và sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc mình làm.
Nóng tính
Những cảm xúc của bạn tiêu cực là yếu tố hàng đầu phá hủy bầu không khí nơi làm việc. Do vậy, khi nhận thấy cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm, vượt quá sức chịu đựng, bạn nên rời khỏi cuộc tranh luận, dành cho mình một khoảng thời gian để bình tĩnh lại và suy xét kỹ càng mọi việc.
Lối sống ích kỷ
Chỉ suy nghĩ đến bản thân mà không biết giúp đỡ người khác là một thói quen xấu cần phải thay đổi. Với những việc nằm trong khả năng của mình, bạn nên nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp. Điều này không chỉ giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc của họ, khiến quy trình vận hành công ty diễn ra trơn tru hơn mà còn bạn còn có khả năng mở rộng các mối quan hệ và phát triển bản thân.
Chia bè phái
Môi trường làm việc là một xã hội thu nhỏ bởi đó là nơi tồn tại nhiều người với nhiều tính cách khác nhau. Có người hòa hợp thì cũng có người mâu thuẫn. Tuy nhiên, đừng bao giờ chia bè kết phái, đàn áp, nói xấu người khác. Điều này sẽ làm giảm sút tinh thần đoàn kết, chia rẽ nội bộ, khiến môi trường làm việc trở nên vô cùng “khó thở”
Tin Mới Nhất
KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty
Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả
Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...
Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?
Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...
Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"
THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự
Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu
Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...
Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)
Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...