Tìm hiểu về Senior
Bạn sẽ trở thành một Senior thực thụ sau khi trải qua qua giai đoạn Fresher và Junior. Khi này, bạn đã sở hữu kinh nghiệm vững chắc và khả năng xử lý công việc cực tốt. Vậy bạn có hiểu thế nào là Senior, công việc của một Senior là gì và bạn cần có những kỹ năng nào để trở thành Senior? Hãy cùng KNA tìm hiểu ngay nhé!
Thế nào là Senior?
Senior là từ dùng để chỉ những cá nhân có sự hiểu biết nhất định và có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Thông thường, một người được gọi là “Senior” khi sở hữu kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên.
Muốn lên đến trình độ Senior, bạn sẽ cần trải qua 3 cấp bậc: Intern (Thực tập sinh), Fresher và Junior.
Công việc của một Senior
Bên cạnh việc hoàn thành tốt các công việc mang tính chuyên môn, Senior cũng cần thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của người quản lý (Manager). Những công việc này có thể bao gồm:
- Thực hiện những nhiệm vụ được giao bởi cấp quản lý và báo cáo kết quả công việc cho cấp quản lý;
- Đào tạo, hướng dẫn các bạn Intern, Fresher và Junior theo yêu cầu của cấp quản lý;
- Đề xuất những giải pháp nhằm tối ưu hóa công việc chuyên môn.
Senior cần trang bị kỹ năng gì?
1. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)
Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với Senior mà bất kể bạn là nhân viên ở cấp bậc nào thì bạn cũng cần thành thạo kỹ năng này, biết cách phối hợp với các thành viên trong nhóm để công việc diễn ra suôn sẻ và gặt hái được nhiều thành tích tốt.
Người ta thường nói, muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Do vậy, hãy luôn sẵn sàng hỗ trợ cấp dưới và cả đồng nghiệp của mình bất cứ khi nào họ cần, để không một ai bị thụt lùi hay bị bỏ lại phía sau trong chặng đường tiến đến thành công! Chỉ khi tất cả các thành viên cùng nhau cố gắng thì đội nhóm, phòng ban của bạn mới vững mạnh và và dễ dàng chạm đến đích hơn.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp khéo léo chính là thứ “vũ khí” lợi hại khi bạn trở thành một Senior. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn kết nối các thành viên trong team lại với nhau mà còn giúp bạn ghi điểm trong quá trình trao đổi với ban lãnh đạo, đối tác và khách hàng quan trọng.
Nhờ có vậy, bạn vừa làm cấp trên và đối tác hài lòng, vừa khiến cấp dưới nể phục và làm theo những gì bạn yêu cầu.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Chính vì sự dày dặn trong kinh nghiệm nên khi chẳng may xảy ra sự cố, đội ngũ Senior chính là một trong những người đầu tiên phải đưa ra phương án khắc phục, sau đó mới đến nhân viên cấp thấp hơn.
4. Kỹ năng lãnh đạo
Khi đã đạt đến cấp bậc Senior, chắc chắn bạn sẽ được cấp trên tin tưởng giao cho trọng trách thành lập đội, nhóm của riêng mình (có thể bao gồm Intern, Fresher, Junior và cả Senior cấp thấp hơn). Lúc này, kỹ năng lãnh đạo sẽ trở nên vô cùng quan trọng.
Bạn phải tìm ra hướng để quản lý tập thể ấy thật tốt, nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Cách tìm việc của Senior
Nếu bạn đang ở cấp bậc Senior và muốn tìm kiếm một công việc mới phù hợp với kinh nghiệm và mong muốn của bản thân về mức lương, bạn có thể tham khảo 1 trong 3 cách thức sau đây:
- Cách 1: Theo dõi trực tiếp trên fanpage và website tuyển dụng của doanh nghiệp bạn mong muốn ứng tuyển;
- Cách 2: Tìm kiếm trên Internet theo cú pháp “Tìm việc làm + Senior + Vị trí công việc” hoặc “Tuyển dụng + Senior + Vị trí công việc” hoặc các trang tìm kiếm việc làm. Kết quả sẽ hiển thị cho bạn những vị trí đang cần tuyển dụng có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, yêu cầu và mức lương (không bắt buộc) để bạn lựa chọn;
- Cách 3: Tham gia các nhóm tuyển dụng trên Facebook, LinkedIn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể hiểu Senior là gì và sớm tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...