Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Từ chối thăng chức: Lý do và nghệ thuật từ chối

Chắc hẳn sau một quãng thời gian nỗ lực và cống hiến, ai cũng hy vọng mình nhận được lời mời thăng chức. Thật tuyệt vời vì tất cả cố gắng đã được đền đáp. Vậy nhưng, đừng vội vàng chấp nhận lời mời thăng chức khi bạn đang cảm thấy chần chừ và không vui vẻ. Vậy lý do từ chối thăng chức xuất phát từ đâu? Tại sao nhiều người lại muốn từ bỏ cơ hội đáng quý này?

Những lý do từ chối thăng chức 

Quyền lợi mập mờ 

Quyền lợi bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm. Khi được thăng chức, chắc chắn trách nhiệm của bạn sẽ to lớn hơn, khối lượng công việc cũng sẽ nặng nề hơn rất nhiều. 

Vậy nên, trước khi chấp nhận, hãy cân nhắc thật kỹ càng xem liệu việc thăng chức này có phải chỉ là “vỏ bọc” cho việc dồn ép lượng công việc nhiều hơn cho bạn hay không? Nếu có, đây chắc chắn không phải là một lời mời thăng chức tích cực. 

Vị trí thăng tiến xảy ra tình trạng biến động nhân sự thường xuyên

Sự biến động này có thể dễ dàng nhận ra. Một vị trí liên tục xảy ra tình trạng biến động về nhân sự có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như người trước đó nghỉ việc, thay đổi vị trí công việc hoặc thay đổi chỗ ở… Mặc dù vì bất cứ lý do gì, khi nhận ra vị trí thăng chức của mình liên tục được thay thế thì hãy cẩn trọng. Bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí này trước khi đồng ý với lời đề nghị từ cấp trên thông qua thăm dò những cá nhân đảm nhiệm vai trò đó trước kia, hỏi họ tại sao lại rời vị trí và cảm nhận của họ về nó. 

Vị trí thăng chức không phù hợp với đam mê của bạn 

Đôi khi, bạn sẽ phải chấp nhận từ bỏ vị trí công việc hiện tại, từ bỏ sở thích và niềm vui của bạn mỗi ngày để có thể gánh vác những trọng trách lớn hơn. Đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo, bạn sẽ phải đầu tư hơn cho công tác quản lý, hướng dẫn và đào tạo chứ không còn đơn thuần thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn như ở cấp độ nhân viên nữa. 

Do vậy, nếu nhận được lời mời thăng chức, bạn cần xem xét các khía cạnh như nhiệm vụ, chế độ đãi ngộ nhân viên, lương thưởng và phúc lợi khác, đánh giá xem những yếu tố ấy có đủ lý tưởng để bạn cảm thấy hài lòng và kiên nhẫn hơn khi phải rời ra những nhiệm vụ chuyên môn thú vị trước đây hay không. 

Trong trường hợp bạn vẫn còn quá đam mê, quá nhiệt huyết với công việc hiện tại, chưa sẵn sàng để rời ra và tiến đến một vị trí mới, đừng ngại ngần từ chối lời đề nghị thăng chức của cấp trên. 

Vị trí thăng chức không đem lại cảm giác an toàn 

Trước khi vội vàng chấp nhận lời đề nghị thăng chức, hãy tìm hiểu thông tin từ những cá nhân đã từng đảm nhiệm vị trí này. Bạn cần nắm được nhiệm vụ ở vị trí đó, nguyên nhân tại sao họ bỏ việc và lý do bạn được thăng chức. Liệu rằng, ngay sau khi được thăng chức, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho một vài hành vi nào đó vi phạm pháp luật hay không? Bỗng nhiên có nguồn ngân sách kỳ bí nào đó hay không? 

Đôi khi một cơ hội quá hấp dẫn có thể là cám dỗ vô hình, đưa bạn vào bước đường tù tội. Do vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ để bản thân không trở thành con rối trong kế hoạch “mờ ám” của cấp trên nhé. 

Bạn chưa sẵn sàng cho vị trí cao hơn

Đôi khi, cấp trên của bạn đã cực kỳ hài lòng và rất ấn tượng với những gì mà bạn đã cống hiến ở vị trí hiện tại. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy tự tin cho một công việc ở vị trí cao hơn. Việc dấn thân vào một phạm vi công việc mới mẻ mà chưa thực sự được trang bị những yếu tố cần thiết có thể sẽ là hòn đá ngáng đường trên hành trình công danh sự nghiệp của bạn. 

Bởi vậy, nếu vẫn còn lo lắng và không hoàn toàn tự tin với vị trí mới, đó là dấu hiệu cho thấy bạn không nên nhận lời mời thăng chức. 

Thời điểm thăng chức không phù hợp 

Không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để bạn tiến đến một vị trí mới. Chẳng hạn như con cái của bạn đang trên ngưỡng cửa bước vào kỳ thi quan trọng, hay bạn có bố mẹ già cần nhiều thời gian để chăm nom, hay việc thăng chức yêu cầu bạn chuyển công tác... 
Bạn cảm thấy mọi sự thay đổi kéo đến khi bạn thăng chức dường như thật khó khăn. Trong tình huống như vậy, bạn cần phải cân nhắc để từ chối. 

Nghệ thuật từ chối thăng chức  

Thể hiện sự trân trọng và biết ơn

Hãy bộc lộ sự cảm kích với cấp trên khi được tin tưởng giao phó cho một trọng trách lớn hơn, ngay cả khi bạn có lý do hợp lý từ chối thăng chức. 

Phản hồi nhanh nhất có thể

Những quyết định vội vàng đều có thể để lại hậu quả. Vì thế, khi chưa thực sự hiểu rõ về vị trí mới, đừng vội đồng ý thăng chức. Hãy dành cho mình một chút thời gian để cân nhắc, suy nghĩ; đánh giá và nhìn nhận vị trí mới, đảm bảo chúng không có tác động tiêu cực đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn. 

Tuy vậy cũng cần đảm bảo phản hồi trong khoảng thời gian sớm nhất có thể, đừng để cấp trên phải đợi quá lâu.
 

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ