Ứng phó với áp lực trong công việc
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua ít nhất là một lần quá nhiều việc đổ dồn lên người, khiến bản thân cảm thấy choáng ngợp và áp lực. Vậy làm sao để ứng phó với áp lực trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài biện pháp cho bạn.
Áp lực khi làm việc xảy ra khi nào?
Trong công việc, sẽ có những thời điểm người ta phải nhận quá nhiều đầu việc hoặc phải đáp ứng yêu cầu quá cao trong công việc, ví dụ như làm thêm giờ để hoàn thành công việc đúng tiến độ, đảm nhận công việc của những người đồng nghiệp vắng mặt, hoàn thành một công việc phát sinh gấp hoặc phụ trách một bộ phận mới mà bạn chưa từng có kinh nghiệm trước đây.
Việc hoang mang, lo lắng và cảm thấy tự ti khi đối mặt với áp lực làm việc là một phản ứng tâm lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thức được điều cần làm để vượt qua áp lực thì áp lực đó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta như mang đến sự tập trung cao độ hơn cho công việc, chúng ta sẽ tâm huyết hơn để hoàn thành nhiệm vụ theo cách tốt nhất có thể…
Những biện pháp giúp ứng phó với áp lực trong công việc
Lên kế hoạch
Lập kế hoạch trong công việc là một việc làm vô cùng cần thiết. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch, có một câu nói khá nổi tiếng là: “Failing to plan is planning to fail” (tạm dịch: Thất bại trong việc lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho sự thất bại).
Lập kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung ra “bức tranh lớn” về vấn đề, từ đó bạn sẽ nhận ra điều gì đang thực sự xảy ra, nhìn nhận rõ ràng nguồn gốc của vấn đề. Dựa vào đó, việc phân tách vấn đề thành những mục nhỏ sẽ dễ dàng và khoa học hơn.
Bởi vậy, dù bận đến đâu, hãy dành thời gian lập kế hoạch thay vì trực tiếp đối phó với những áp lực mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ sót một vài vấn đề, khiến quá trình làm việc càng thất bại và kéo dài hơn.
Dự liệu trước điều sẽ xảy ra
Trong quá trình lên kế hoạch, đừng chỉ chăm chăm tập trung vào một bản kế hoạch chuẩn chỉnh và thực hiện nó. Hãy chuẩn bị cho những trường hợp, rủi ro có thể xảy ra và chuẩn bị kế hoạch “tác chiến” nếu cần.
Không ngại nhận sự trợ giúp từ người khác
Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình làm việc nhóm.Sức mạnh tổng hợp bao giờ cũng là sức mạnh lớn nhất. Chia nhỏ đầu việc là cách để mọi người cùng nhau quản lý khối lượng công việc và giảm bớt áp lực khi làm việc.
Ngay cả khi trong đầu việc của bạn mà bạn cảm thấy khó khăn quá, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của quản lý hoặc đồng nghiệp khác, miễn là điều đó không gây quá nhiều áp lực lên họ.
Nhận thức điểm mạnh và điểm cần hạn chế của bản thân
Thời gian và nguồn lực mà mỗi người có là hạn chế, nhất là trong hoàn cảnh gặp áp lực làm việc. Mù quáng và tự ti khi không có cơ sở chỉ càng khiến bạn cảm thấy áp lực hơn, khiến bạn stress nhiều hơn và làm công việc càng không tiến triển. Do vậy, hiểu rõ giới hạn của bản thân và làm việc phù hợp với khả năng sẽ giúp bạn ứng phó với áp lực tốt hơn.
Dành thêm thời gian cho bản thân
Khi gặp áp lực trong công việc, chúng ta thường có xu hướng bỏ bữa và làm việc liên tục không ngừng nghỉ, bởi khi đó chúng ta cho rằng làm việc liên tục sẽ giúp hoàn thành công việc nhanh hơn. Tuy nhiên, làm vậy là rất hại đến sức khỏe. Chúng ta cần có các khoảng nghỉ giữa chừng, chỉ cần 5 đến 10 phút thôi, cũng có thể giúp giảm bớt stress, cải thiện sự tập trung và nâng cao hiệu quả công việc rất nhiều.
Bởi vậy, trước khi bắt tay vào làm việc, hãy dành ra cho mình khoảng thời gian để vươn vai, tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng hay uống nước, thư giãn đầu óc. Khi đó bạn sẽ có tinh thần hơn, sẵn sàng để hoàn thành dấu mốc kế tiếp trên chặng đường chinh phục mục tiêu phía trước.
Luyện tập thật nhiều
Tuy có rất nhiều cách có thể giúp bạn giảm bớt áp lực khi làm việc, nhưng không gì tốt hơn là luyện tập những kỹ năng làm việc thường xuyên, để khi công việc ập đến, chúng ta luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận.
Ví dụ, nếu áp lực khi làm việc là yêu cầu cao về sự chuẩn xác và tốc độ, hãy giới hạn thời gian cho từng mục nhỏ và dành thêm thời gian để kiểm tra và rà soát kỹ lưỡng kết quả công việc đó. Hay khi gặp khó khăn trong việc thuyết trình một cách trôi chảy với khách hàng, hãy luyện tập thêm bằng cách chủ động thuyết trình dự án mới trước các thành viên trong ban hoặc nội bộ công ty để cải thiện kỹ năng của mình.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...