Vinamilk: Báo cáo ESG của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam
Từ kinh nghiệm phát triển thực tiễn của doanh nghiệp Vinamilk nhận ra rằng, xây dựng mô hình ESG không còn là lựa chọn, mà là cơ hội cho doanh nghiệp. Báo cáo ESG Vinamilk đã chứng minh điều này.
Vinamilk – Doanh nghiệp tiên phong trong thực thi ESG tại Việt Nam
Vinamilk nằm trong số ít doanh nghiệp đang theo đuổi phát triền bền vững mạnh mẽ nhất tại Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp này đã thực hiện công bố Báo cáo ESG (Báo cáo Phát triển bền vững) hàng năm trong hơn 1 thập kỷ qua (từ năm 2012) theo chuẩn mực Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo Phát triển bền vững (GRI Standards).
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đang nhằm trong nhóm dẫn đầu về mức độ trưởng thành ESG tại Việt Nam theo các chuẩn mực được nêu trong báo cáo của PwC. Cụ thể, doanh nghiệp này xác định ESG là cốt lõi trong mục đích, chiến lược và các dịch vụ, sản phẩm; ra báo cáo phát triển bền vững hàng năm; ESG được tích hợp trên toàn doanh nghiệp;
Đồng thời trách nhiệm ESG được lồng ghép trên toàn doanh nghiệp, trong đó Giám đốc điều hành trực tiếp chỉ đạo chương trình phát triển bền vững và các thành viên tham gia chương trình. Vinamilk cũng đã mở rộng hoạt động phát triển bền vững đến các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng tiêu chuẩn chủ động thúc đẩy ESG trong ngành/mạng lưới của mình.
Ba trọng điểm trong chiến lược triển khai ESG của Vinamilk
Phương pháp tiếp cận ESG của Vinamilk dựa trên 3 trụ cột chính là: con người, sản phẩm và thiên nhiên. Tất cả các yếu tố chi tiết khác đều được phân loại vào 3 trụ cột này nhằm quản lý và giám sát triệt để tất cả các hoạt động. Cụ thể định hướng cho từng trụ cột trọng tâm như sau:
1. Con người
Với mục tiêu “Vươn cao Việt Nam, vươn tầm Thế giới”, doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam đã thể hiện tinh thần hợp tác công bằng và chia sẻ giá trị với tất cả các bên liên quan, từ đối tác, chính phủ cho đến từng nhân sự, người nông dân. Ở trụ cột thứ nhất, Vinamilk chi tiết hóa bằng 4 tiêu chí con:
- Kinh tế địa phương: Chú trọng những hoạt động thiết thực phối hợp cùng chính quyền để phát triển nền kinh tế địa phương. Bên cạnh tạo việc làm bền vững, Vinamilk còn tài trợ cho chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và các tổ chức giáo dục như trung tâm bảo trợ trẻ em.
- Phát triển thị trường: Tiêu chí liên quan đến phát triển bền vững được Vinamilk chính thức đưa vào tài liệu đánh giá cơ hội đầu tư, hướng đến đầu tư bền vững.
- Điều kiện làm việc: Môi trường làm việc rất được chú trọng ở Vinamilk, đây được công nhận là top công ty có môi trường làm việc lý tưởng trong nhiều năm liền. Hơn nữa, Vinamilk còn tổ chức lại hệ thống cấu trúc theo định hướng ESG nhằm cải thiện hiệu suất và tạo điều kiện để lắng nghe ý kiến từ tất cả nhân sự.
- Phúc lợi động vật: Đàn bò tại các trang trại của Vinamilk đáp ứng các tiêu chuẩn ngành và yêu cầu của tổ chức chuyên môn.
2. Sản phẩm
Trước nay, Vinamilk vẫn giữ vững tôn chỉ đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Đến khi triển khai chiến lược ESG, Vinamilk không những muốn mang đến sản phẩm, dịch vụ chất lượng mà còn phải thân thiên thiện với môi trường.
An toàn và chất lượng sản phẩm là yêu cầu chi tiết duy nhất trong trụ cột này. Để đạt mong đợi trên, Vinamilk kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, nhất là vấn đề dinh dưỡng sản phẩm. Hơn nữa, những dòng sản phẩm mới cũng tập trung vào phân khúc xanh, sạch hữu cơ và đáp ứng đa dạng nhu cầu.
3. Thiên nhiên
Trụ cột thiên nhiên là minh chứng cho quyết tâm theo đuổi ESG của Vinamilk. Vinamilk dành nhiều nỗ lực để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, khai thác có trách nhiệm các nguồn lực và “đền đáp” thiên nhiên bằng cách trồng thêm cây xanh. 6 tiêu chí chi tiết được phân nhóm dưới đây là cách Vinamilk triển khai từ định hướng trọng điểm thành hành động thực tiễn:
- Phát thải nhà kính: Doanh nghiệp cố gắng cắt giảm lượng phát thải, sử dụng nguồn lực, tài nguyên hiệu quả. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng tích cực sử dụng năng lượng xanh thay thế.
- Chất thải: Lượng chất thải, nước cho phép được kiểm soát chặt chẽ đúng theo các luật định.
- Nguồn nước và chất lượng nước: Nguồn nước được khai thác có trách nhiệm và sử dụng hiệu quả. Tức là, mức độ khai thác vừa phải, không lãng phí và giữ cho nguồn nước tự nhiên không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Dinh dưỡng đất: Cung cấp thông tin về những chất dinh dưỡng quan trọng trong đất cho người chăn nuôi. Hướng dẫn các trang trại giữ những chất dinh dưỡng này tồn tại một cách tự nhiên trong nguồn đất.
- Chất lượng và lưu giữ đất: Nguồn đất được quản lý bền vững, có sử dụng nhưng cũng có bảo tồn và tránh gây ô nhiễm.
- Đa dạng sinh học: Song song với các hoạt động sản xuất, Vinamilk cũng nhiều họat động bảo vệ đa dạng sinh học.
11 tiêu chí thuộc 3 trọng điểm trên thật ra không quá mới mẻ với doanh nghiệp ESG ngành sữa vì đây là các tiêu của khuôn mẫu phát triển bền vững của ngành sữa thế giới (Dairy Sustainability Framework hay viết tắt là DSF). Tuy nhiên, Vinamilk đã biết cách chuyển hóa mô hình quốc tế này vào bối cảnh Việt Nam.
Tuân thủ ESG mang lại lợi ích toàn diện cho Vinamilk
Theo Báo cáo ESG Vinamilk, nhờ các giải pháp, sáng kiến cải tiến hàng năm về tiết kiệm tài nguyên nước, năng lượng, giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng trong sản xuất và chăn nuôi, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, Vinamilk đã tiết kiệm được 237 tỷ đồng trong giai đoạn 2014 – 2021 (năm 2014 là năm đầu tiên báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk đo lường chỉ số này). Như năm 2021, công ty đã có 69 sáng kiến về giảm thiểu, tái chế, tái sử sử dụng trong sản xuất và chăn nuôi.
Mặc dù con số 237 tỷ đồng này khá nhỏ so với chi phí và lợi nhuận hàng năm của Vinamilk, nhưng những giá trị khó đo lường khác đến từ sự kiên trì theo đuổi phát triển bền vững của doanh nghiệp này lại vô cùng lớn như hệ thống quản trị tốt, giá trị thương hiệu tăng cao, tỷ lệ hài lòng của người lao động cao, khả năng tiếp cận ‘dòng vốn rẻ’, sức đề kháng trước những ‘đợt sóng lớn’…
Theo đó, mặc dù Covid-19 mang lại nhiều khó khăn và thay đổi trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến cách vận hành và quản lý của đa số các doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ hài lòng của nhân viên của Vinamilk năm 2020 – 2021 theo từng khía cạnh về công việc; quản lý trực tiếp; đồng nghiệp; lương, thưởng, phúc lợi; đào tạo phát triển vẫn duy trì được ở mức cao, đều đạt trên 84%.
Theo Brand Finance, giá trị thương hiệu của Vinamilk chỉ trong 4 năm gần đây đã tăng 1,75 lần, từ 1,6 tỷ USD vào năm 2019 tăng lên mức 2,8 tỷ USD vào năm 2022, bất chấp đại dịch Covid-19. Đây cũng là đại diện duy nhất từ Đông Nam Á lọt Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu (vị thứ 6) và Top 5 thương hiệu sữa mạnh nhất toàn cầu (vị thứ 2) trong bảng xếp hạng của Brand Finance năm 2022.
Tại Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi tư duy và hệ thống để tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp bền vững" do VCCI tổ chức vào tháng 9/2022, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính tại Vinamilk cho biết qua các đánh giá, báo cáo hàng năm, ban lãnh đạo công ty nhận ra việc thực hành ESG mang đến nhiều cơ hội hơn, từ những lợi ích về tài chính như mở rộng cơ hội thu hút vốn đầu tư hay những giá trị kinh tế lâu dài như duy trì hoạt động kinh doanh bền vững, đảm bảo uy tín và nâng cao thương hiệu doanh nghiệp”.
Đại diện Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, ông John Bowen – Giám đốc khách hàng Toàn cầu, cũng chỉ ra những thuận lợi, cơ hội của doanh nghiệp tiếp cận ESG, đặc biệt là khi huy động vốn. Theo ông, ngày càng nhiều doanh nghiệp được cho vay hay thế chấp với lãi suất rẻ hơn nến họ chứng minh được hoạt động ESG bằng dữ liệu, số liệu rõ ràng.
Vinamilk đạt nhiều giải thưởng ESG quan trọng
Báo cáo ESG Vinamilk năm 2023 - Báo cáo Phát triển bền vững chuẩn mực
Ở hạng mục Báo cáo phát triển bền vững, năm 2023, Vinamilk giữ vững phong độ trong việc duy trì vị trí thống trị của giải thưởng này. Đại diện Hội đồng bình chọn chia sẻ: “Báo cáo ESG Vinamilk năm nay tiếp tục là một báo cáo chuẩn, bao gồm đầy đủ các chỉ tiêu và lãnh vực quan trọng, được trình bày súc tích, gọn gàng với số lượng trang báo cáo trong mức vừa phải”.
Ngay từ đầu báo cáo, thông điệp của Tổng giám đốc đã cho thấy cam kết cao của Ban lãnh đạo Vinamilk và sự lồng ghép thành công yếu tố phát triển bền vững vào trong chiến lược kinh doanh, thể hiện ở các định hướng và cam kết nghiêm túc “đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.”
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong năm 2022, báo cáo nêu bật: "Vinamilk đã triển khai thành công hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm…” và có “một trong các sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt được chứng nhận về Clean Label”. Về mặt xã hội, Vinamilk vẫn tiếp tục quan tâm đến “Dinh dưỡng cho thế hệ tương lai” và đã có 16 năm thực hiện “Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam”.
Ngoài ra, Vinamilk đã tiếp tục sáng kiến thành lập nhóm Quản lý địa phương để tăng cường gắn kết với các bên liên quan. Đại diện Hội đồng bình chọn đánh giá: “Cho đến nay, Vinamilk vẫn là người tiên phong trong sáng kiến này ở Việt Nam, nên chúng tôi rất mong muốn Vinamilk sẽ tiếp tục gia tăng việc áp dụng nó và hy vọng trong báo cáo ESG năm sau sẽ đọc được nhiều thông tin chi tiết hơn”
Một điểm sáng của Vinamilk là việc đo lường - kiểm kê phát thải khí nhà kính, “là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hóa phương pháp đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho hoạt động sản xuất và chăn nuôi”.
Để thực hiện được mục tiêu Net Zero, Vinamilk đã có những hành động cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở “đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường”. Các nhà máy, trang trại của Vinamilk đều được lắp đặt hoàn thiện hệ thống năng lượng mặt trời, song song đẩy mạnh các năng lượng xanh như biomass (tại nhà máy), biogas (tại trang trại); thực hành nông nghiệp bền vững, ứng dụng kinh tế tuần hoàn… Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiên phong trong hoạt động trồng cây - hình thành cánh rừng Net Zero Vinamilk để trung hòa các-bon.
Về mức độ tin cậy, như các năm trước, Báo cáo Phát triển bền vững hay còn gọi là Báo cáo ESG của Vinamilk tiếp tục được đảm bảo có giới hạn của PwC nhưng với nhiều các chỉ tiêu hơn bao gồm cả các chỉ tiêu quan trọng về môi trường, đồng thời các chỉ tiêu được này đều có so sánh qua các năm và đa số có sự giải thích về các thay đổi quan trọng.
Nhìn chung, báo cáo ESG của Vinamilk, mặc dù vẫn còn đôi chỗ cần hoàn thiện hơn nhưng xứng đáng là một Báo cáo Phát triển bền vững chuẩn hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vinamilk là một hình mẫu về chuẩn mực phát triển bền vững khi liên tục khẳng định vị thế ở các hạng mục quan trọng như Top 20 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất của nhóm phi tài chính; Giải Nhất Báo cáo Phát triển bền vững; Giải “Doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính”; Giải Báo cáo Quản trị công ty tốt nhất của Top 10 nhóm Large Cap, Giải thưởng “Quản trị công ty vượt trên tuân thủ” của Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên 2023.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình lập Báo cáo ESG, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...