Xây dựng và triển khai Hệ thống Quản lý Chất Lượng
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là một quy trình vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một doanh nghiệp, tổ chức. Tổ chức đó có phát triển được hay không? Quản lý của tổ chức đó có rõ ràng, chặt chẽ hay không? Hiệu quả kinh doanh có được cải thiện hay không? Hình ảnh thương hiệu có được tạo dựng hay không? Những điều đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.
Hiểu về quá trình thiết kế và triển khai hệ thống quản lý chất lượng là vô cùng cần thiết
Yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng
Mỗi hệ thống quản lý chất lượng khác nhau sẽ đáp ứng từng nhu cầu khác nhau dựa trên mong muốn của doanh nghiệp, tổ chức. Tuy vậy, tất cả hệ thống quản lý chất lượng đều có một số yêu cầu chung, bao gồm:
- Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
- Sổ tay chất lượng
- Phân tích chất lượng
- Thủ tục
- Hướng dẫn
- Hồ sơ
- Quản lý dữ liệu
- Cơ hội cải tiến
- Quy trình nội bộ
Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Các bước xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
Doanh nghiệp cần hiểu rõ về các bước xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng
Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng
Trước khi bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp, tổ chức cần hiểu thế nào là hệ thống quản lý chất lượng, ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Những người đứng đầu doanh nghiệp, các lãnh đạo cần định hướng cho hoạt động của hệ thống, xác định mục tiêu và khoanh vùng phạm vi áp dụng, hỗ trợ các hoạt động quản lý để có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo cho hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng không phải điều dễ dàng. Đây được xem như một dự án lớn, tương đối phức tạp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần thành lập ban điều hành sao cho hiệu quả. Ban chỉ đạo này nên bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi bước vào triển khai hệ thống quản lý chất lượng. Nhờ có bước đánh giá này, doanh nghiệp có thể nắm được những yêu cầu, hoạt động nào đã có, mức độ hoạt động đến đâu và xác định được các hoạt động chưa có để lên kế hoạch thực hiện. Từ đó, doanh nghiệp biết được điều gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống thật sự chất lượng và phù hợp.
Bước 4: Thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Sau bước đánh giá, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thiết kế và xây dựng. Ban chỉ đạo, các quản lý cấp cao cần vào cuộc trong quá trình này để phần thiết kế và xây dựng phục vụ đúng cho việc phát triển cấu trúc QMS, đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng là động lực hàng đầu.
Bước 5: Triển khai hệ thống quản lý chất lượng
Khi đã hoàn tất các bước đệm, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào triển khai hệ thống quản lý chất lượng. Ở bước này, doanh nghiệp cần làm thật chi tiết, chia nhỏ từng quy trình, đồng thời đào tạo nhân viên về tài liệu, kiến thức cũng như công cụ. Cán bộ công nhân viên cần nhận thức rõ ràng về hệ thống này, được hướng dẫn thực hiện đúng các quy trình, thủ tục, chức năng và nhiệm vụ đã được phân chia.
Ngày nay, mạng nội bộ của công ty ngày càng được sử dụng phổ biến nhằm hỗ trợ triển khai các hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 6: Kiểm soát và đo lường sau khi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
Đây là hai công việc giúp doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng. Phần lớn việc kiểm soát và đo lường được thực hiện thông qua kiểm toán định kỳ. Quy mô, rủi ro tiềm ẩn và tác động môi trường là những tác nhân thường ảnh hưởng đến kết quả, bởi vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
Bước 7: Xem xét và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Đánh giá và cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức độ hiệu quả và năng suất của từng quá trình đối với các mục tiêu đề ra; từ đó tìm ra những điểm hạn chế để từ đó truyền đạt tới nhân viên, tìm hướng giải quyết, phát triển các phương pháp và quy trình mới tốt hơn dựa trên những dữ liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Bước 8: Duy trì hệ thống quản lý chất lượng
Sau khi hoàn thiện những bước trên, duy trì là điều không thể thiếu. Duy trì và tiếp tục phát triển hệ thống sẽ giúp hệ thống ngày càng hoàn thiện, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức.
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...