Xử lý nhân viên đi làm muộn sao cho hiệu quả?
Vấn đề nhân viên đi làm muộn là một trong những vấn đề nhức nhối khiến nhiều tổ chức, doanh nghiệp phải đau đầu tìm cách giải quyết. Vậy đâu là cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả lại hợp tình, hợp lý?
Lý do nhân viên thường xuyên đi làm muộn
Nhân viên không biết cách quản lý thời gian
Nhắc đến đi muộn, không thể bỏ qua những lý do chẳng hạn như tắc đường, xe hỏng, chậm xe bus… Tuy nhiên, một, hai lần thì không sao, nếu tình trạng này thường xuyên lặp đi lặp lại thì nó chính là minh chứng cho thấy các nhân viên không biết quản lý thời gian của mình một cách phù hợp, hiệu quả.
Họ không biết ước tính thời gian di chuyển đến công ty, hay không lường trước các sự cố như đi muộn hơn thì sẽ chậm xe bus… Chính điều này đã dẫn đến việc các nhân viên không thể kiểm soát được tình hình, thường xuyên đi làm muộn, thậm chí gây ảnh hưởng đến công việc.
Thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng công việc
Ngoài khả năng quản lý thời gian kém thì đi làm muộn còn là hậu quả đến từ việc thiếu ý thức của các nhân viên. Việc thường xuyên, liên tục đi làm muộn thể hiện nhân viên không nghiêm túc, thiếu tôn trọng chính công việc mình đang làm. Họ mặc nhiên coi đó là điều bình thường, không có gì lớn lao, to tát.
Nguyên nhân từ phía công ty
Bên cạnh 2 nguyên nhân chính trên thì cũng còn một số lý do khác dẫn đến việc đi làm muộn của nhân viên, và những nguyên nhân này đến từ phía doanh nghiệp.
- Thứ nhất, chính sách thưởng – phạt của công ty không rõ ràng, phù hợp.
- Thứ hai, Sếp và những người lãnh đạo, quản lý cũng thường xuyên đi làm muộn.
- Thứ ba, văn hóa đi làm đúng giờ bị công ty xem nhẹ.
Cách xử lý nhân viên đi làm muộn vừa hiệu quả vừa được lòng nhân viên
Quan sát thực tế thay vì tính toán chi li
Việc lãnh đạo cảm thấy bực tức, đe dọa hay chỉ trích công khai những trường hợp đi làm muộn thường xuyên không phải là điều hiếm thấy.
Tuy nhiên, thay vì theo dõi quá gắt gao, khó tính khiến nhân viên cảm thấy ngộp thở, những người quản lý cấp cao nên quan sát tình hình thực tế để nhận ra các vấn đề cốt lõi.
Lắng nghe và cảm thông với nhân viên
Một cách để xử lý được vấn đề nhân viên đi làm muộn đó là công ty cần lắng nghe, tìm hiểu xem nhân viên của mình đang gặp phải vấn đề gì. Để làm được điều này là vô cùng đơn giản, có thể chỉ cần thông qua một cuộc trò chuyện gần gũi là được.
Dù là trong hoàn cảnh nào thì việc nắm được nguyên nhân, học cách lắng nghe, chia sẻ và tìm cách xử lý thích hợp cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy tâm phục, khẩu phục, từ đó họ sẽ tự nhận sai và rút kinh nghiệm.
Áp dụng các biện pháp kỷ luật về đi muộn
Sau khi đã áp dụng các biện pháp nhẹ nhàng, mềm mỏng mà không có tác dụng với một số nhân viên thì lúc này, công ty sẽ cần áp dụng biện pháp nghiêm khắc hơn - đó là kỷ luật những trường hợp đi làm muộn.
Vấn đề quan trọng ở đây là doanh nghiệp đừng chỉ nói lời suông, hãy đưa ra thông báo rõ ràng về việc xử phạt các trường hợp đi làm muộn và gửi đến tất cả mọi người. Việc đánh vào kinh tế, xử phạt theo quy định, kỷ luật sẽ khiến nhân viên cảm thấy e ngại hơn, từ đó tự điều chỉnh để đi làm đúng giờ.
Áp dụng quy tắc khen thưởng đúng thời điểm
Trong quy định của doanh nghiệp, bên cạnh quy tắc xử phạt, ban lãnh đạo cũng nên đưa các nguyên tắc về khen – thưởng và áp dụng đúng chỗ, đúng lúc.
Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, giúp họ có động lực đi làm đúng giờ. Chẳng hạn như những trường hợp làm thêm giờ, tăng ca, đi sớm về muộn mà đạt thành tích tốt thì cuối tháng sẽ được thưởng.
Sử dụng máy chấm công nhân viên
Đây là cách khá phổ biến, quen thuộc hiện nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển như bây giờ. Cách này sẽ giúp bộ phận nhân sự không cần mất thời gian để theo dõi từng người đến công ty vào giờ nào, có đi làm muộn hay không.
Cuối tháng, bộ phận nhân sự và kế toán chỉ cần xuất công từ máy ra là sẽ biết ai đi muộn, ai đi làm đúng giờ và dựa vào đó để áp dụng quy chế phạt theo quy định.
Tin Mới Nhất

Kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 chi tiết
Một kế hoạch thực hiện ISO 9001:2015 phù hợp và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu chất lượng như mong đợi.

Hướng dẫn Tự đánh giá và Đánh giá về Khả năng Tái chế RecyClass
RecyClass cung cấp Công cụ trực tuyến giúp doanh nghiệp tự đánh giá khả năng tái chế của bao bì nhựa và cho biết mức độ phù hợp để tái chế, xếp hạng nó theo hệ thống phân loại từ...

Tiêu chuẩn RecyClass về Tái chế Nhựa và Bao bì
RecyClass là một sáng kiến phi lợi nhuận, liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hướng tới tương lai nhựa tuần hoàn với hệ thống: Chứng nhận khả năng tái chế, Chứng nhận quy trình...

Thông báo về việc hợp tác của KNA CERT trong dự án SFV-Export
Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNNVV trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam” (SFV-Export) do EU tài trợ, được phối hợp thực hiện bởi tổ chức Oxfam tại Việt Nam cùng VCCI.

Bài học kinh nghiệm khi áp dụng ISO 9001:2015
Có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trong quá trình triển khai tiêu chuẩn ISO 9001. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ tự nhận ra những bài học...

Áp dụng TCVN ISO 9001 trong y tế tại các bệnh viện
Áp dụng TCVN ISO 9001 trong y tế góp phần duy trì sự phát triển ổn định và bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc, thăm khám sức khỏe. Tình hình áp dụng TCVN ISO...