Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm ngành Da-Giày

Số lượng tiêu chuẩn an toàn của các sản phẩm da-giày được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất cũng thôi thúc xã hội hiện đại tăng cường sử dụng sản phẩm da-giày thân thiện với môi trường.

Thực trạng ngành công nghiệp Da-Giày Việt Nam

Ngành công nghiệp Da-Giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da-Giày là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiều năm trở lại đây, ngành Da-Giày Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu trên hành trình xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da-giày. Riêng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, da-giày Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc.

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới hơn 100 quốc gia trên Thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện lúc bấy giờ, khi mà đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Để có thể tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh thị trường Da-Giày toàn cầu có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, duy trì yếu tố chất lượng vẫn là vấn đề then chốt.

Chiến lược phát triển ngành Da-Giày

Chiến lược phát triển ngành Da-Giày là tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm; từng bước thay đổi từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp; chú trọng phát triển thị trường nội địa; tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm chủ động nguồn cung nguyên phụ liêu đầu vào và nâng cao giá trị gia tăng.

Số lượng tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm da-giày gia tăng

Trong những năm gần đây, số lượng tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm da-giày được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, cũng là thị trường xuất khẩu da-giày chủ yếu của Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường luôn là các yêu cầu quan trọng và nhận được sự quan tâm hàng đầu của chính phủ những quốc gia này. Sản phẩm da-giày phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn bắt buộc mang tính pháp lý và được kiểm tra hết sức chặt chẽ trước khi lưu thông đến tay người tiêu dùng tại một số quốc gia phát triển.

Trong xu hướng hội nhập thương mại Quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, để đối phó với việc cắt giảm thuế quan về 0% theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các nước nhập khẩu thường đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật phi quan thuế, đặc biệt là sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường, với lý do là bảo vệ người tiêu dùng, nhưng thực tế cũng nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp pháp. 

Sản phẩm da-giày là mặt hàng đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn và quy định về an toàn ở mức cao, cụ thể về độ bền cơ lý, hóa, sinh, đặc biệt lượng tồn dư hóa chất sử dụng trong sản xuất giầy dép gây ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường. Trong khi sản phẩm xuất khẩu thường áp dụng tiêu chuẩn của các thương hiệu quốc tế đặt hàng gia công, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước không được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

→ Xem thêm Tiêu chuẩn Green To Wear của Inditex

Với hàng sản xuất cho thị trường nội địa, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm đến mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến chỉ tiêu chất lượng, các thông số về an toàn sinh thái sản phẩm (chỉ tiêu cơ-lý, hóa, sinh) do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn người sử dụng và tác động xấu đến môi trường.

Các hóa chất thuộc, nhuộm, xử lý hoàn tất rất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Nếu như quá trình thuộc da không được kiểm soát cẩn thận, các chất độc trong khâu thuộc da như crom, chì, arsen và các loại axít sẽ bị xả xuống nguồn nước và gây sạt lở đất, đầu độc nguồn nước cũng như gây hại đến sức khỏe người dân sinh sống xung quanh. Hầu hết các tác nhân thuộc, nhuộm, xử lý da như crom, fomaldehyt, thuốc nhuộm azo, các parafin clo hóa, nonyl phenol và etoxylat, chì, arsen,…nằm trong danh sách hóa chất bị hạn chế theo Quy định EU 1907/2006 (REACH), đặc biệt nằm trong danh sách các chất được quan tâm rất cao (SVHC).

Hơn nữa, nguy cơ thôi nhiễm hóa chất tồn dư (nếu có) và nấm mốc khi sử dụng sản phẩm da-giày ở khí hậu nóng ẩm như Việt Nam là rất cao. Do vậy rất nguy hiểm nếu các chỉ tiêu an toàn sinh thái không được kiểm soát chặt chẽ. Châu Âu và một số nước đã có các quy định rất khắt khe đối với các hóa chất được sử dụng trong công nghệ thuộc, xử lý hoàn tất và nhuộm da. Do đó, để xuất khẩu, sản phẩm da-giầy phải đáp ứng các yêu cầu này.

Đến thời điểm năm 2022, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm da đã xây dựng được 122 tiêu chuẩn, TCVN về Giày dép được 84 tiêu chuẩn, phần lớn TCVN này chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Châu Âu (EN) và một số tiêu chuẩn nước ngoài khác. Tuy nhiên hệ thống TCVN hiện hành cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đầy đủ theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của nhà nước.

Qua khảo sát của Hiệp hội Da-giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), hầu hết doanh nghiệp sản xuất không công bố các tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình khi tiêu thụ tại thị trường nội địa. Ngay cả với những doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, việc kiểm tra và công bố tiêu chuẩn cũng chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ bên mua hàng.

Bản thân doanh nghiệp chưa nắm bắt được sản phẩm mình sản xuất ra cần đáp ứng được yêu cần chất lượng hay không. Về phía người tiêu dùng cũng không biết sản phẩm nào tốt để lựa chọn. Do đó, để cạnh tranh trên thị trường Thế giới, doanh nghiệp không chỉ cần cải tiến về mẫu mã mà còn phải nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn liên quan, chú trọng chất lượng, an toàn sản phẩm là việc làm rất cấp thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các tiêu chuẩn Quốc gia TCVN về Giày dép hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng và an toàn của sản phẩm da-giày, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ