5 vấn đề “cốt lõi” Ngành Logistics cần lưu ý để cạnh tranh tại Âu - Mỹ
Ngành Logistics từ lâu đã là một ngành gắn liền với các vấn đề liên quan xuất nhập khẩu, đây là ngành dịch vụ quan trọng giúp đưa hàng hóa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng Toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu những vấn đề trọng tâm quyết định tới năng lực cạnh tranh của Ngành Logistics tại thị trường Âu - Mỹ.
Xu hướng phát triển của ngành logistics tại khu vực châu Âu - châu Mỹ
Ngành logistics là một ngành chịu tác động mạnh mẽ với các biến động của thị trường khi liên quan đến nhiều hiệp định thương mại, tình hình kinh tế Thế giới,… Thị trường Âu - Mỹ hiện đang là thị trường mang lại nguồn thu chủ yếu cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là hai thị trường khó tính nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành, khi nhiều quy định mới, chính sách mới về môi trường khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để “xanh hóa” thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
5 vấn đề để nâng cao năng lực cạnh tranh trong Ngành Logistics tại thị trường Âu - Mỹ
1. Hiện đại hoá hạ tầng cảng biển
Việt Nam sở hữu 3.260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, và sở sữu 34 hải cảng trong đó có 11 cảng biển loại I. Đây là lợi thế vô cùng lớn của Việt Nam khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, hạ tầng cảng biển cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu trung chuyển hàng hóa và lưu lượng tàu thuyền thì mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng Toàn cầu nói chung và khu vực châu Âu - châu Mỹ nói riêng.
2. Ứng dụng công nghệ trong quản lý
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý là xu hướng bắt buộc trong Ngành Logistics nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng. Công nghệ sẽ giúp cắt giảm nhiều công đoạn, giảm thời gian vận chuyển, kiểm soát tồn kho, tiết kiệm chi phí,... Nếu doanh nghiệp Việt Nam không theo kịp xu hướng đó, rất có thể sẽ bị bỏ lại phía sau và đánh mất nhiều lợi thế.
3. Tăng cường hợp tác Quốc tế
Việc tăng cường hợp tác Quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực cảng biển giúp tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa, kết nối với các thị trường mới và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mang lại giá trị cao như EU và Mỹ. Ngoài việc tận dụng được lợi thế cảng biển, việc kết nối được các đối tác Quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tiếp cận nhiều hơn với các chủ hàng lớn, tạo ra nhiều cơ hội mới.
4. Tận dụng vận tải đa phương thức
Các phương tiện vận tải ngày càng đa dạng và phát triển khiến việc chỉ tập trung vào một phương thức vận chuyển duy nhất sẽ làm giảm hiệu quả công việc. Đối với những doanh nghiệp đi đầu trong ngành logistics, việc áp dụng đa phương thức vận tải là điều bắt buộc để giảm thời gian vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ và cắt giảm các chi phí phát sinh.
5. Đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh Toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành logistics, việc áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt tại các thị trường khắt khe như Âu - Mỹ. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng phổ biến bao gồm C-TPAT, SCS, GSV, SCAN, và TAPA, mỗi tiêu chuẩn đều mang đến những lợi ích cụ thể, tạo ra một hệ thống bảo vệ toàn diện cho chuỗi cung ứng.
Đầu tiên, C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism) là một sáng kiến của Hải quan và Biên phòng Mỹ nhằm tăng cường an ninh chuỗi cung ứng chống lại các mối đe dọa khủng bố. Tham gia C-TPAT giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về an ninh, đồng thời hưởng lợi từ việc thông quan nhanh chóng hơn tại các cảng của Mỹ. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn tăng cường sự tin tưởng từ đối tác và khách hàng.
Song song đó, SCS (Supply Chain Security) và GSV (Global Security Verification) là các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng Toàn cầu, đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn và tuân thủ các quy định Quốc tế. Việc đạt được những chứng nhận này giúp doanh nghiệp chứng minh năng lực quản lý rủi ro, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh khắt khe, và nâng cao uy tín trên thị trường Quốc tế.
SCAN (Supplier Compliance Audit Network) là một chương trình kiểm toán và tuân thủ dành cho các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc áp dụng SCAN giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kiểm tra và đánh giá, giảm thiểu rủi ro từ các nhà cung cấp không đạt tiêu chuẩn, và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, TAPA (Transported Asset Protection Association) tập trung vào việc bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển khỏi các mối đe dọa như trộm cắp hay phá hoại. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của TAPA giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất hàng hóa, bảo vệ tài sản, và nâng cao hiệu quả vận hành.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế trên đây không chỉ đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường uy tín, nâng cao hiệu quả vận hành, và giảm thiểu chi phí. Trong một thị trường cạnh tranh như Âu - Mỹ, việc chứng minh khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế là một lợi thế lớn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và mở rộng thị phần. Đồng thời, việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác, khách hàng, và cơ quan quản lý, từ đó tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành logistics tại thị trường Âu - Mỹ, doanh nghiệp cần đầu tư và cam kết áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh chuỗi cung ứng. Điều này không chỉ là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay mà còn là chìa khóa mở ra những cơ hội mới trong tương lai.
Nếu Quý Doanh Nghiệp đang quan tâm tới các tiêu chuẩn để bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng kể trên, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...