Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Áp dụng "Tiêu chuẩn xanh" - Xu hướng Việt Nam không thể bỏ lỡ

Bước sang năm thứ 4 (kể từ năm 2020) thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều thách thức mới đặt ra cho doanh nghiệp Việt khi nhiều yêu cầu được đặt ra gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những sức ép này buộc doanh nghiệp phải sớm áp dụng các "tiêu chuẩn xanh" nếu không muốn bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU, mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

“Chuyển đổi xanh” là xu hướng tất yếu của kinh tế Toàn cầu

Trong quá trình thực thi Hiệp định, Việt Nam xác định xây dựng nền kinh tế có mức phát thải tối thiểu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn tình trạng suy giảm hệ sinh thái, hay còn gọi là quá trình “chuyển đổi xanh”, đã và sẽ là xu hướng tất yếu trên Toàn cầu.

Trong những nỗ lực "chuyển đổi xanh" này, Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một trong những khu vực tích cực nhất trên Thế giới. Những động thái trong "chuyển đổi xanh" của EU - một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực - sẽ ảnh hưởng đến không ít tới các ngành hàng lớn của Việt Nam.

Ảnh hưởng của “Chuyển đổi xanh” tới doanh nghiệp Việt Nam

Ảnh hưởng dễ thấy nhất là việc gia tăng các tiêu chuẩn “xanh, bền vững” đối với hàng hóa xuất khẩu (các tiêu chuẩn kỹ thuật xanh mới, hoặc sửa đổi, nâng cấp yêu cầu hoặc mở rộng phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn hiện có).

Tiếp theo là các quy định gia tăng trách nhiệm tài chính của nhà sản xuất cho các mục tiêu “xanh, bền vững” (dưới dạng các khoản phí bổ sung phải nộp, các loại chứng chỉ trung hòa carbon phải mua...).

Và cuối cùng là những đòi hỏi bổ sung về thủ tục khai báo thông tin, về trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu (ví dụ về nguồn gốc xuất xứ đất trồng, về lượng carbon phát sinh trong quá trình sản xuất trên đơn vị sản phẩm...), hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về các khía cạnh “xanh, bền vững” của sản phẩm cho người tiêu dùng (ví dụ về ghi nhãn, về hộ chiếu số cho sản phẩm...).

“Chuyển đổi xanh” mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Mặc dù trước mắt, các chính sách xanh của EU đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam, nhưng trong lâu dài, việc thực hiện chủ động "chuyển đổi xanh" một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp Việt.

Từ góc độ thị trường, đây là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này.

Đồng thời, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác vốn cũng đang thúc đẩy các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu khí hậu tương tự EU (như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia...).

Từ góc độ hiệu quả, chuyển đổi xanh mặc dù có thể yêu cầu đầu tư ban đầu cao nhưng lại có thể là nhân tố giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong dài hạn.

Không những thế, trên bình diện vĩ mô, việc từng doanh nghiệp tuân thủ các "tiêu chuẩn xanh" sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình "chuyển đổi xanh" trong nội địa nền kinh tế, từ đó đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển bền vững của chính Việt Nam.

Hành động ngay từ bây giờ!

Trước các chính sách xanh này của EU, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam trong những ngành nghề bị ảnh hưởng cần theo dõi sát diễn tiến các chính sách xanh ở EU; nhận diện kịp thời, chính xác các "tiêu chuẩn xanh" cụ thể có liên quan tới sản phẩm của mình. Cùng với đó, cần có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng, và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU chính thức áp dụng.

Không chỉ vậy, các cơ quan Nhà nước, hiệp hội, tổ chức khác có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng với các tiêu chuẩn xanh EU này của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các "tiêu chuẩn xanh" EU theo nhóm sản phẩm cụ thể; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, cần phối hợp với phía EU trao đổi về cách thức thực thi phù hợp, về các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt Nam (nếu có).

Tư vấn từ chuyên gia

Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu về các "tiêu chuẩn xanh" được sử dụng trong ngành nghề của mình theo quy định của EU như Dệt may, Gỗ, Tái chế, Thực phẩm,…, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

03-06-2025

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm! 

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

03-06-2025

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT. 

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

03-06-2025

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay! 

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

29-05-2025

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

29-05-2025

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

29-05-2025

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay! 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ