Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Vậy bảng mô tả sản phẩm HACCP là gì và nó có vai trò như thế nào trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bảng mô tả sản phẩm HACCP là gì?
Bảng mô tả sản phẩm HACCP là tài liệu chi tiết chứa thông tin về sản phẩm như tên gọi, thành phần, đặc điểm, cách sử dụng, điều kiện bảo quản và hạn sử dụng. Bảng mô tả sản phẩm theo HACCP giúp doanh nghiệp làm rõ các đặc điểm của sản phẩm nhằm xác định rủi ro và điểm kiểm soát quan trọng cần giám sát. Đồng thời hỗ trợ việc lập kế hoạch kiểm soát mối nguy tiềm ẩn và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các thông tin cần có trong bảng mô tả sản phẩm bao gồm những gì?
- Tên sản phẩm: Tên đầy đủ của sản phẩm
- Các thành phần được sử dụng trong sản phẩm cuối cùng: Liệt kê tất cả các nguyên liệu, chất phụ gia và thành phần cụ thể trong sản phẩm cuối cùng.
- Các phương pháp/công nghệ chế biến như: xử lý nhiệt, đông lạnh, sấy khô, ngâm nước muối, hun khói, và các phương pháp khác.
- Bất kỳ sự hiện diện của chất bảo quản và chất gây dị ứng theo luật pháp địa phương.
- Thông tin về vật liệu đóng gói cuối cùng được sử dụng như: túi, hộp, lon, và loại bao bì.
- Thời hạn sử dụng của sản phẩm.
- Điều kiện bảo quản trước khi mở sản phẩm: Các hướng dẫn về nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện ánh sáng cần thiết.
- Điều kiện bảo quản sau khi mở sản phẩm: Hướng dẫn cụ thể về bảo quản sau khi mở bao bì.
Tầm quan trọng của bảng mô tả sản phẩm HACCP
- Giúp đảm bảo an toàn thực phẩm: Bảng mô tả sản phẩm là cơ sở giúp xác định và kiểm soát các mối nguy có thể xuất hiện trong suốt quá trình sản xuất. Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, quy trình chế biến, điều kiện bảo quản và các điểm kiểm soát quan trọng (CCP). Doanh nghiệp có thể giảm thiểu nguy cơ vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Tuân thủ quy định của pháp luật: Các cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp bảng mô tả sản phẩm khi đánh giá và kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Thông qua bảng mô tả, doanh nghiệp có thể dễ dàng chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó giúp cho quá trình đánh giá chứng nhận HACCP của doanh nghiệp trở nên suôn sẻ hơn.
- Tăng cường sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc: Thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bảng mô tả sản phẩm giúp người tiêu dùng và các đối tác có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống khẩn cấp. Ví dụ như khi có sự cố về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định và giải quyết vấn đề.
- Hỗ trợ quản lý rủi ro: Bảng mô tả sản phẩm HACCP giúp doanh nghiệp phân tích và nhận diện các yếu tố có thể gây ra mối nguy trong quy trình sản xuất. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thiết lập các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể cho từng mối nguy để đảm bảo sản phẩm cuối cùng an toàn và chất lượng.
- Cải thiện hiệu suất hoạt động: Bảng mô tả sản phẩm không chỉ giúp quản lý an toàn thực phẩm mà còn giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Việc có một bảng mô tả chi tiết sẽ giúp các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp (như sản xuất, kho vận, kiểm tra chất lượng) phối hợp nhịp nhàng, giảm thiểu sai sót và cải thiện hiệu quả trong quá trình sản xuất.
- Xây dựng niềm tin với khách hàng: Việc doanh nghiệp có bảng mô tả sản phẩm rõ ràng, chi tiết và minh bạch sẽ giúp tăng cường niềm tin của khách hàng vào chất lượng và an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng hiện nay rất chú trọng đến thông tin sản phẩm, và một bảng mô tả sản phẩm chi tiết sẽ là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ.
Ví dụ về Bảng mô tả sản phẩm HACCP
Dưới đây là bảng mô tả sản phẩm HACCP của Công Ty Cổ phần XNK Cửu Long - An Giang:
ISO KNA xin được gửi đến quý khách Quy định Chung Về Thẩm Định, Thẩm Tra
Hướng dẫn xây dựng bảng mô tả sản phẩm HACCP
Bước 1. Xác định thông tin sản phẩm
- Tên sản phẩm: Cung cấp tên gọi chính xác và đầy đủ của sản phẩm.
- Mã sản phẩm hoặc số lô: Mã này giúp doanh nghiệp theo dõi sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
- Loại sản phẩm: Mô tả ngắn gọn về loại sản phẩm (ví dụ: thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, bánh kẹo,.).
- Đặc điểm vật lý: Liệt kê các đặc tính của sản phẩm như màu sắc, hình dạng, kích thước, trạng thái (rắn, lỏng, đông lạnh,...).
Bước 2: Liệt kê các thành phần của sản phẩm
- Danh sách thành phần: Liệt kê tất cả các thành phần có trong sản phẩm như: Các loại gia vị, thảo mộc,..
- Thành phần gây dị ứng: Xác định rõ các thành phần có thể gây dị ứng như sữa, đậu phộng, gluten, trứng,.. theo yêu cầu của luật pháp.
- Nguồn gốc nguyên liệu: Cung cấp thông tin về nguồn gốc của nguyên liệu, đặc biệt đối với các nguyên liệu quan trọng trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm.
Bước 3: Mô tả quy trình sản xuất
Doanh nghiệp cần mô tả chi tiết từng bước trong quy trình sản xuất từ việc tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, đóng gói, cho đến thành phẩm. Các bước này sẽ giúp xác định các điểm kiểm soát quan trọng (CCP) trong quy trình sản xuất.
Trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp cũng cần nêu rõ các phương pháp chế biến cụ thể như: Xử lý nhiệt, đông lạnh, sấy khô, ngâm nước muối, hun khói,... Các phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được các mối nguy có thể phát sinh tại mỗi bước.
Bước 4: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Doanh nghiệp cần xác định các điểm kiểm soát tới hạn trong quy trình sản xuất. Các điểm kiểm soát này là những điểm trong quy trình mà nếu không kiểm soát đúng, có thể gây nguy hiểm cho an toàn thực phẩm. Những điểm này có thể liên quan đến nhiệt độ chế biến, thời gian bảo quản, vệ sinh thiết bị, hay các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
Sau khi xác định các CCP, cần thiết lập các biện pháp kiểm soát để đảm bảo các điểm này được quản lý và duy trì an toàn thực phẩm. Các biện pháp kiểm soát bao gồm việc thiết lập các giới hạn kiểm soát (ví dụ: nhiệt độ tối thiểu, thời gian tối thiểu trong chế biến), thiết lập các phương pháp giám sát liên tục để đảm bảo rằng các điều kiện an toàn luôn được tuân thủ, và xây dựng quy trình xử lý kịp thời nếu phát hiện sai lệch so với các giới hạn đã định. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa nguy cơ và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.
Bước 5: Xác định thông tin về bao bì và đóng gói
Doanh nghiệp cần xác định cũng như mô tả chi tiết các loại bao bì được sử dụng trong đóng gói. Đồng thời đảm bảo chúng an toàn đối với sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về khối lượng hoặc thể tích của sản phẩm trong bao bì. Cũng như thông tin về điều kiện bảo quản trước và sau khi mở bao bì, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và môi trường bảo quản thích hợp.
Bước 6: Thông tin về thời hạn sử dụng và lưu trữ
Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian sử dụng của sản phẩm từ ngày sản xuất đến hạn sử dụng. Cũng như các thông tin chi tiết về điều kiện bảo quản, cả trước và sau khi mở sản phẩm. Điều này giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình tiêu thụ.
Bước 7: Xác định các yêu cầu của pháp luật có liên quan đến sản phẩm
Doanh nghiệp cần xác định những quy định pháp lý về an toàn thực phẩm bao gồm: Các yêu cầu về thành phần sản phẩm, phương pháp chế biến, đóng gói, bảo quản, và kiểm soát các mối nguy, quy định sử dụng nhãn hiệu,.. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý và bảo vệ uy tín của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đầy đủ về chứng nhận và sự giám sát của các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự tuân thủ và nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng.
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về Bảng mô tả sản phẩm HACCP. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng bảng mô tả sản phẩm HACCP. Liên hệ ngay với KNA CERT để được tư vấn.
- Điện thoại: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?
Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...
Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất
Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...
Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...
[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ
Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...