Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính từ Doanh nghiệp & Chính phủ

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên giữ cho Trái Đất ấm áp và duy trì sự sống. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đã làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy tiêu cực. Việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trở nên cấp bách để bảo vệ môi trường và cuộc sống. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính này.

Khái quát về hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi các khí như CO2, CH4, N2O hay hơi nước trong khí quyển hấp thụ và phát xạ lại bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái Đất phát ra sau khi nhận năng lượng từ Mặt Trời. Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi các khí như CO2, CH4, N2O hay hơi nước trong khí quyển hấp thụ và phát xạ lại bức xạ hồng ngoại từ Mặt Trời, giữ nhiệt và làm ấm bề mặt Trái Đất. Đây là hiện tượng tự nhiên cần thiết,

Nhờ có hiệu ứng nhà kính, Trái Đất duy trì được mức nhiệt độ trung bình khoảng 15°C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển. Nếu không có hiện tượng này, nhiệt độ trung bình của hành tinh có thể xuống dưới -18°C, khiến Trái Đất trở nên quá lạnh để duy trì sự sống như hiện nay.

Tuy nhiên đứng trước sự gia tăng quá mức các khí này do hoạt động các hoạt động tự nhiên của Trái Đất hay hoạt động của con người như công nghiệp, giao thông, nông nghiệp...đã làm gia tăng việc phát thải khí nhà kính. Chính vì vậy, hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và kéo theo hàng loạt các hiện tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ toàn cầu tăng lên, biến đổi khí hậu, băng tan, mực nước biển dâng...

Do đó, việc đưa ra các giải pháp hiệu ứng nhà kính là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia, toàn cầu để bảo vệ hệ sinh thái và sự sống trên hành tinh.

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính thực hiện ở quy mô cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp

Mỗi cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp đều có thể đóng góp vào việc đưa ra các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính. Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày hay chiến lược kinh doanh có thể mang lại tác động lớn trong việc giảm khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường.

1. Sử dụng năng lượng điện hiệu quả

Tiêu thụ năng lượng một cách hợp lý giúp giảm áp lực lên các nhà máy điện – nguồn phát thải khí CO₂ vào khí quyển. Để tiết kiệm năng lượng hiệu quả chúng ta nên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, rút phích cắm các thiết bị điện tử để tránh tiêu hao điện năng không cần thiết. Ngoài ra chúng ta cũng nên chuyển sang dùng các thiết bị tiết kiệm điện như đèn LED hoặc chọn mua các thiết bị điện có nhãn tiết kiệm năng lượng (Energy Star, EU Label) giúp giảm lượng điện tiêu thụ trong gia đình và doanh nghiệp.

2. Giảm sử dụng phương tiện cá nhân

Giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Để giảm tác động của phương tiện cá nhân đến môi trường, chúng ta có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm...giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO₂ tính theo đầu người so với ô tô cá nhân. Cùng với đó ta có thể sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện hoặc xe hybrid. Những phương tiện này có lượng khí thải thấp hơn nhiều so với xe chạy bằng xăng hoặc dầu diesel.

3. Tái chế và tái sử dụng

Xử lý rác thải đúng cách không chỉ giảm ô nhiễm môi trường mà còn làm giảm lượng khí nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất và xử lý chất thải. Một số hành động cụ thể như là phân loại rác thải tại nguồn, tái chế và sử dụng vật liệu tái chế, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần…được xem là những biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thiết thực nhất. 

4. Trồng cây xanh

Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO₂, cải thiện chất lượng không khí và điều hòa nhiệt độ môi trường. Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ thiên nhiên có thể áp dụng là:

  • Tham gia các chương trình trồng rừng: Cây xanh giúp hấp thụ CO₂, tăng độ che phủ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
  • Bảo vệ rừng tự nhiên: Hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp, kiểm soát cháy rừng và phục hồi rừng bị suy thoái để giữ cân bằng sinh thái.
  • Tận dụng không gian xanh trong đô thị: Trồng cây trên sân thượng, ban công, vườn nhà và khu vực công cộng để tăng lượng cây xanh trong đô thị.
Tư vấn từ chuyên gia

Các sáng kiến công nghệ và biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính từ các tổ chức, chính phủ

Nhận thức rõ tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính đối với khí hậu toàn cầu, chính phủ các nước, tổ chức quốc tế đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính. Những chính sách này không chỉ giúp hạn chế biến đổi khí hậu mà còn thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững. Dưới đây là một số sáng kiến, chính sách và biện pháp tiêu biểu:

1. Phát triển năng lượng tái tạo – Giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) để sản xuất điện. Để giảm lượng CO₂ phát thải, nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, bao gồm:

  • Điện mặt trời: Sử dụng các tấm pin quang điện để chuyển đổi ánh sáng Mặt Trời thành điện năng, giúp giảm sự phụ thuộc vào than và dầu mỏ. Các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ấn Độ đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
  • Điện gió: Tận dụng sức gió để tạo ra điện thông qua các tuabin gió, giảm phát thải CO₂ đáng kể. Đan Mạch, Hà Lan và Anh đã đầu tư mạnh vào các trang trại điện gió ngoài khơi.
  • Thủy điện và điện sinh khối: Sử dụng nước hoặc chất hữu cơ để sản xuất năng lượng, giúp giảm lượng khí thải carbon và tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo.

Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không chỉ là biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nhiều việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ xanh.

2. Áp dụng chính sách thuế Carbon – Biện pháp kinh tế giúp giảm phát thải

Thuế Carbon là một trong những công cụ hiệu quả giúp giảm phát thải khí nhà kính, bằng cách đánh thuế trên lượng CO₂ phát thải từ các doanh nghiệp và nhà máy. Doanh nghiệp càng phát thải nhiều, doanh nghiệp phải trả thuế cao hơn. Chính sách thuế Carbon còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh để giảm chi phí sản xuất, thay vì tiếp tục sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Các quốc gia như Thụy Điển, Canada, Nhật Bản…hay các quốc gia châu Âu đã áp dụng thuế Carbon từ rất sớm và đạt hiệu quả cao trong việc giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

3. Tham gia các hiệp định quốc tế – Cam kết giảm phát thải toàn cầu

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã ký kết nhiều hiệp định quốc tế với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Một số hiệp định quan trọng bao gồm:

  • Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (2015): Đây là hiệp định quan trọng nhất, với hơn 190 quốc gia cam kết giảm phát thải CO₂ để hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng quá 1,5 - 2°C so với mức tiền công nghiệp.
  • Nghị định thư Kyoto (1997): Một trong những hiệp định đầu tiên đặt ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước phát triển.
  • Thỏa thuận về thị trường Carbon: Một số quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Trung Quốc đã thiết lập thị trường mua bán khí thải Carbon, nơi doanh nghiệp có thể mua hoặc bán hạn ngạch phát thải CO₂.

4. Ban hành tiêu chuẩn ISO 14064 – Công cụ đo lường và quản lý khí nhà kính hiệu quả

Một trong những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính quan trọng giúp doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính là áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. ISO 14064 cung cấp hướng dẫn đo lường, báo cáo và kiểm kê khí nhà kính, giúp các doanh nghiệp đánh giá, nhận thức và có trách nhiệm giảm thiểu tác động của mình đối với môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14064 đã được các quốc gia tiên tiến như EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá phát thải của các doanh nghiệp. Nhiều quốc gia đã ban hành các quyết định, nghị định yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, kiểm kê khí nhà kính. Vì vậy, ISO 14064 được xem là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng đúng quy định của pháp luật và có thể thỏa mãn được yêu cầu của đối tác và khách hàng.

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Việc đưa ra các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính có thể được coi là trách nhiệm của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ. Thông qua các biện pháp cụ thể và chính sách hiệu quả, chúng ta có thể bảo vệ môi trường và đảm bảo một tương lai bền vững cho các thế hệ sau. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào về hiệu ứng nhà kính hay có những đóng góp về biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính, vui lòng liên hệ với KNA CERT để được phản hồi nhanh nhất

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Chương trình Đào Tạo 0 đồng trong tháng 3 năm 2025 tại KNACERT

05-03-2025

Chương trình Đào Tạo 0 đồng trong tháng 3 năm 2025 tại KNACERT

Chào mừng quý học viên và doanh nghiệp đến với KNA CERT! Là tổ chức Đào tạo – Chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam, KNA luôn mong muốn có thể chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích...

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính từ Doanh nghiệp & Chính phủ

26-02-2025

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính từ Doanh nghiệp & Chính phủ

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên giữ cho Trái Đất ấm áp và duy trì sự sống. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đã làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn...

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính - Những tác nhân chủ yếu

26-02-2025

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính - Những tác nhân chủ yếu

Khí nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho Trái Đất, tạo điều kiện cho sự sống phát triển. Tuy nhiên, khi các khí này gia tăng do các hoạt...

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính & Nguyên nhân

25-02-2025

Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính & Nguyên nhân

Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu mà con người phải đối mặt ngày nay. Nếu không có các biện pháp khắc...

CFC là khí gì? Tác động của khí CFC đối với hiệu ứng nhà kính

25-02-2025

CFC là khí gì? Tác động của khí CFC đối với hiệu ứng nhà kính

Trước đây, khí CFC từng là lựa chọn phổ biến trong các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí. Tuy nhiên, với những tác động tiêu cực đến môi trường, loại khí này đã dần được thay thế...

Tại sao khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính? Những giải pháp làm giảm phát thải khí CO2

25-02-2025

Tại sao khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính? Những giải pháp làm giảm phát thải khí CO2

Hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Trong đó, carbon dioxide (CO₂) đóng vai trò quan trọng nhất do khả năng giữ nhiệt mạnh...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ