Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

BRC là gì? Điều cần biết về Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm BRC

Tiêu chuẩn BRC là Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn thực phẩm do do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium) phát triển vào năm 1998. Có được chứng nhận BRC đồng nghĩa với việc sở hữu “tấm vé thông hành” để đưa các sản phẩm thực phẩm sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu BRC là gì và áp dụng tiêu chuẩn BRC mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp ngành Thực phẩm?

BRC LÀ GÌ?

Giới thiệu Tổ chức BRC

BRC là tên viết tắt của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (tiếng Anh là British Retail Consortium). Hiệp hội BRC được thành lập vào tháng 01/1992 với sự sáp nhập của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh (British Retailers' Association) và Hiệp hội bán lẻ (Retail Consortium). Năm 1998, tổ chức này đã ban hành ấn bản đầu tiên của Tiêu chuẩn và Nghị định thư Kỹ thuật Thực phẩm BRC dành cho các nhà cung cấp thực phẩm.

Hoạt động của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc BRC

Với tư cách là hiệp hội thương mại dành cho các doanh nghiệp bán lẻ ở Vương quốc Anh, mục đích của Tổ chức BRC là tạo ra sự khác biệt tích cực cho ngành bán lẻ và khách hàng mà ngành này phục vụ. Thành viên của BRC bao gồm khoảng 200 nhà bán lẻ lớn cùng hàng nghìn nhà bán lẻ độc lập, nhỏ hơn thông qua một số Hiệp hội Thương mại bán lẻ thích hợp cũng là thành viên của BRC.

Hiệp hội BRC làm việc với các thành viên để thúc đẩy sự thay đổi tích cực, đồng thời sử dụng chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra một môi trường kinh tế và chính sách cho phép các doanh nghiệp bán lẻ phát triển và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tư vấn từ chuyên gia

TIÊU CHUẨN BRC LÀ GÌ?

BRC xây dựng một hệ thống gồm 9 tiêu chuẩn dùng trong ngành bán lẻ bao gồm:

  • Tiêu chuẩn Toàn cầu dành cho Đại lý và Môi giới (Global Standard for Agents and Brokers)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu cho Sản phẩm Tiêu dùng - với hai tiêu chuẩn nhỏ, một dành cho Hàng hóa Tổng hợp, một dành cho Đồ chăm sóc Cá nhân và Gia đình (Global Standard for Consumer Products – General Merchandise & Global Standard for Consumer Products – Personal Care and Household)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu về Thương mại có Đạo đức và Tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm (Global Standard for Ethical Trade and Responsible Sourcing - ETRS)
  • Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu (Global Food Safety Standard – BRC FOOD)
  • Chương trình chứng nhận không chứa Gluten (Gluten-Free Certification Program - GFCP)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói (Packaging Materials Global Standard – BRC Packaging hoặc BRC IOP)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu dựa trên Thực vật (Plant-Based Global Standard)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu về Bán lẻ (Global Standard for Retail)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu về Lưu trữ và Phân phối (Global Standard for Storage and Distribution)

→ Trong hệ thống các tiêu chuẩn của Hiệp hội BRC thì BRC FOOD là tiêu chuẩn được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. KNA CERT sẽ cung cấp các thông tin cụ thể hơn về riêng tiêu chuẩn này trong các nội dung dưới đây.

TIÊU CHUẨN BRC FOOD LÀ GÌ?

Khái quát Tiêu chuẩn BRC về An toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn BRC FOOD có tên đầy đủ là “The BRCGS Global Food Safety Standard”, dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu”. Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu BRC FOOD được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998 đã đặt ra chuẩn mực trong hơn 25 năm cho các nhà sản xuất thực phẩm.

Tiêu chuẩn BRC FOOD được xây dựng nhằm kiểm soát dây chuyền cung cấp thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào, bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.

Từ khi ra đời đến nay, Tiêu chuẩn BRC FOOD được áp dụng tại hơn 22.000 địa điểm ở hơn 130 quốc gia. Theo số liệu của Hiệp hội BRC công bố, tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi 70% trong số 10 nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu, 60% trong số 10 nhà hàng phục vụ nhanh hàng đầu và 50% trong số 25 nhà sản xuất hàng đầu.

Các phiên bản của Tiêu chuẩn BRC FOOD

Tính tới thời điểm hiện tại, Tiêu chuẩn BRC về an toàn thực có các phiên bản sau:

  • Global Standard for Food Safety Issue 1 (Năm 1998)
  • Global Standard for Food Safety Issue 2
  • Global Standard for Food Safety Issue 3
  • Global Standard for Food Safety Issue 4 (Năm 2005)
  • Global Standard for Food Safety Issue 5 (Năm 2008)
  • Global Standard for Food Safety Issue 6 (Năm 2012)
  • Global Standard for Food Safety Issue 7 (Năm 2015)
  • Global Standard for Food Safety Issue 8 (Năm 2018)
  • Global Standard for Food Safety Issue 9 (Năm 2022)

THÔNG TIN TIÊU CHUẨN BRC MỚI NHẤT

Tiêu chuẩn BRC phiên bản 9 là gì?

Global Food Safety Standard Issue 9 là phiên bản mới nhất hiện nay của Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu. Tiêu chuẩn BRC phiên bản 9 được ban hành vào ngày 01/08/2022, thay thế cho phiên bản 8 trước đó.

Sự khác biệt giữa Tiêu chuẩn BRC phiên bản 8 và phiên bản 9

So với phiên bản tiền nhiệm, tiêu chuẩn BRC FOOD phiên bản 9 có nhiều thay đổi đáng kể. Phiên bản 9 nhấn mạnh các chủ đề chính để đảm bảo khả năng áp dụng toàn cầu của Tiêu chuẩn. Một số điều khoản mới đã được thêm vào các lĩnh vực chính được liệt kê dưới đây:

  • Tích hợp các yêu cầu chuẩn của Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (Global Food Safety Initiative - GFSI 2020)
  • Đặt ra các yêu cầu rõ ràng để thực hiện và tuân thủ pháp luật liên quan
  • Yêu cầu chi tiết để phát triển văn hóa an toàn thực phẩm
  • Sửa đổi phần kế hoạch an toàn thực phẩm để phù hợp với khía cạnh Codex Alimentarius Xác nhận
  • Yêu cầu rõ ràng và chi tiết đối với việc gia công bên ngoài
  • Mở rộng những yêu cầu phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm
  • Yêu cầu chi tiết đối với địa điểm hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi
  • Thêm mới các yêu cầu đối với những địa điểm hoàn thành việc chuyển đổi cơ bản về động vật (ví dụ: thịt đỏ, gia cầm hoặc cá), (chẳng hạn như lò mổ hoặc thủy sản)
Đăng ký ngay

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN BRC

Tiêu chuẩn BRC FOOD phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chế biến, sản xuất thực phẩm, thức ăn cho vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. Tiêu chuẩn BRC không phân biệt phạm vi hay vị trí địa lý, tất cả đều có thể áp dụng Tiêu chuẩn BRC để xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm hiệu quả.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN BRC FOOD ISSUE 9

Phần I – Giới thiệu

  • Có gì mới ở Phiên bản 9?
  • Phạm vi của tiêu chuẩn
  • Luật an toàn thực phẩm
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Các lợi ích của tiêu chuẩn
  • Hướng dẫn và đào tạo
  • Ngày có hiệu lực của Số 9
  • Sự nhìn nhận

Phần II – Yêu cầu

Các yêu cầu được đặt ra như thế nào?

  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao.
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – HACCP
  3. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
  4. Tiêu chuẩn tại cơ sở
  5. Kiểm soát sản phẩm
  6. Kiểm soát quá trình
  7. Nhân sự
  8. Vùng rủi ro sản xuất – rủi ro cao, mức độ quan tâm cao và môi trường xung quanh cao
  9. Yêu cầu đối với sản phẩm kinh doanh

Phần III – Quy trình kiểm toán

Giới thiệu

  1. Quy trình chung – chuẩn bị kiểm toán
  2. Quy trình kiểm toán đã công bố (bắt buộc phải kiểm toán không báo trước 3 năm một lần)
  3. Quy trình kiểm toán được công bố tổng hợp – kiểm toán được công bố gồm hai phần
  4. Biên bản kiểm toán không báo trước
  5. Các mô-đun bổ sung
  6. Quy trình chung – kiểm tra sau

Phần IV – Quản lý và điều hành

  1. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận
  2. Yêu cầu đối với tổ chức công nhận
  3. Quản lý kỹ thuật của Tiêu chuẩn

Phụ lục

  • Phụ lục 1: Các tiêu chuẩn BRCGS khác
  • Phụ lục 2: Vùng rủi ro sản xuất – rủi ro cao, mức độ quan tâm cao và môi trường xung quanh cao
  • Phụ lục 3: Quy trình tương đương để đạt 70°C trong 2 phút
  • Phụ lục 4: Kiểm toán các hoạt động do trụ sở chính hoặc cơ quan trung ương quản lý
  • Phụ lục 5: Yêu cầu về trình độ, đào tạo và kinh nghiệm đối với kiểm toán viên
  • Phụ lục 6: Danh mục sản phẩm
  • Phụ lục 7: Mẫu chứng chỉ
  • Phụ lục 8: Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và phân tích nguyên nhân gốc rễ
  • Phụ lục 9: Tuyên bố quan điểm
  • Phụ lục 10: Bảng thuật ngữ
  • Phụ lục 11: BRCGS Tham gia
  • Phụ lục 12: Lời cảm ơn

KNA Cert hỗ trợ chứng nhận BRC cho Công ty TNHH TS Food

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC TRONG NGÀNH THỰC PHẨM

  • Bước 1: Khởi động dự án
  • Bước 2: Thành lập bộ phận chuyên trách
  • Bước 3: Khảo sát thực trạng
  • Bước 4: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn
  • Bước 5: Lập kế hoạch xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Bước 6: Soạn thảo quy trình, tài liệu liên quan
  • Bước 7: Triển khai thực hiện theo kế hoạch
  • Bước 8: Đánh giá nội bộ
  • Bước 9: Xem xét của lãnh đạo
  • Bước 10: Đăng ký chứng nhận BRC
  • Bước 11: Đánh giá chứng nhận
  • Bước 12: Hành động khắc phục
  • Bước 13: Tái chứng nhận BRC

LỢI ÍCH CỦA KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC

Áp dụng tiêu chuẩn BRC trong ngành thực phẩm đem lại nhiều lợi ích quan trọng:

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn BRC tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Việc tuân thủ tiêu chuẩn này giúp giảm nguy cơ ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

Áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp các tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định và điều luật trong ngành thực phẩm, giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Nâng cao uy tín thương hiệu

Việc tuân thủ tiêu chuẩn BRC cho thấy cam kết của tổ chức đối với chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này có thể giúp tăng cường uy tín thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác kinh doanh.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Thông qua việc đạt chứng nhận BRC, doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu khó tính, nơi mà việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết.

KNA Cert hỗ trợ chứng nhận BRC cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây 

Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Việc thiết lập các quy trình kiểm soát chất lượng theo Tiêu chuẩn BRC giúp tổ chức tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, giảm thiểu lãng phí do sản phẩm bị lỗi hoặc phải bị loại bỏ.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Là một trong những tổ chức uy tín, có thế mạnh về các tiểu chuẩn Thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận BRC theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Giấy chứng nhận BRC (Chứng chỉ BRC) được cấp từ dịch vụ của KNA CERT có đầy đủ giá trị pháp lý, được công nhận Toàn cầu.

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn

→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận BRC FOOD của KNA CERT

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu BRC là gì và nắm được một số thông tin về lợi ích của Tiêu chuẩn BRC. Nếu Quý Doanh Nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ Chứng nhận BRC, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ