BSCI là gì? Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội cho Doanh Nghiệp
“BSCI là gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) là tiêu chuẩn Quốc tế về Trách nhiệm xã hội dành cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của KNA CERT sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về đối tượng, nội dung cũng như lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tuân thủ Amfori BSCI.
Tiêu chuẩn BSCI là gì?
1. Amfori BSCI là gì?
BSCI (Business Social Compliance Initiative) là một chương trình được Hiệp hội Ngoại Thương (FTA - Foreign Trade Association) nay là Hiệp hội kinh doanh toàn cầu về thương mại bền vững (Amfori) xây dựng và ban hành. BSCI thuộc quyền quản lý của Tổ chức Amfori nên còn gọi là tiêu chuẩn Amfori BSCI.
Amfori BSCI ra đời nhằm tạo ra một hệ thống quản lý việc tuân thủ các yêu cầu trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng. Chương trình này nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các nhà máy và xưởng sản xuất trên toàn cầu.
2. Tiêu chuẩn BSCI phiên bản mới nhất
Bộ quy tắc ứng xử của Amfori BSCI phiên bản 2021 là phiên bản mới nhất hiện nay, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2023. Phiên bản Tiêu chuẩn BSCI năm 2021 đã được amfori phê duyệt và thay thế tất cả các phiên bản trước đó của Bộ quy tắc ứng xử của Amfori BSCI trong tất cả các bản dịch thuật.
Tiêu chuẩn BSCI mới nhất kết hợp các hướng dẫn Quốc tế về kinh doanh và nhân quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO – International labor Organization), Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN – United Nation), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development).
Lịch sử của Tiêu chuẩn BSCI
Bộ quy tắc ứng xử BSCI được bắt đầu từ năm 2003 bởi FTA và có nguồn gốc là sự hợp tác với GTZ (Tập đoàn Hợp tác Quốc tế Đức). Ban đầu, BSCI được dùng để tiêu chuẩn hóa điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp Đức trên 11 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên sau đó, BSCI đã mở rộng – và hiện nay, bộ quy tắc ứng xử BSCI đã nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc ở gần 2000 công ty trên Toàn cầu.
Video tìm hiểu tiêu chuẩn BSCI:
Đối tượng áp dụng BSCI
Tiêu chuẩn BSCI có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, quy mô hay vị trí địa lý, tất cả các đơn vị có nhu cầu tuân thủ Trách nhiệm xã hội theo quy định Quốc tế đều có thể áp dụng tiêu chuẩn BSCI
Nội dung Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Doanh nghiệp cần tôn trọng các nguyên tắc lao động sau đây được đặt ra trong Bộ quy tắc ứng xử của Amfori BSCI.
1. Quyền tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể
Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền của người lao động, trong đó có quyền lập công đoàn hoặc các hình thức hiệp hội khác của người lao động và tham gia vào đàm phán tập thể.
2. Trả công công bằng
Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền được trả công công bằng của người lao động.
3. Sức khỏe và an toàn lao động
Doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc khỏe mạnh và an toàn, đánh giá rủi ro và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro.
4. Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi
Doanh nghiệp phải cung cấp bảo vệ đặc biệt đối với bất kỳ người lao động nào chưa phải là người trưởng thành.
5. Không sử dụng lao động lệ thuộc
Doanh nghiệp không tham gia vào bắt kỳ hình thức lao động nô lệ cưỡng bức, buôn người hoặc không tự nguyện nào.
6. Hành vi kinh doanh có đạo đức
Doanh nghiệp không dung thứ cho bất kỳ hành vi tham nhũng, tổng tiền, tham ô hoặc hối lộ.
7. Không phân biệt đối xử
Doanh nghiệp mang lại các cơ hội binh đẳng và không phân biệt đối xử người lao động.
8. Giờ công làm việc xứng đáng
Doanh nghiệp tuân thủ luật về giờ làm việc.
9. Không sử dụng lao động trẻ em
Doanh nghiệp không thuê bất kỳ người lao động nào dưới độ tuổi tối thiểu theo pháp định.
10. Không cung cấp việc làm tạm thời
Doanh nghiệp thuê người lao động trên cơ sở hợp đồng được ghi nhận tuân theo pháp luật.
11. Bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh làm suy thoái môi trường.
Lợi ích khi áp dụng Tiêu chuẩn BSCI
Trong thời đại mà phát triển bền vững đã trở thành từ khóa quan trọng trong hoạt động kinh doanh thì việc áp dụng Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) đã trở thành một sự lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp. BSCI không chỉ là một danh hiệu hoặc thành tích, mà là một cam kết vững bền hướng đến việc tạo ra những lợi ích to lớn, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội và môi trường.
Dưới đây là những lợi ích chính mà Tiêu chuẩn BSCI mang lại:
1. Cải thiện điều kiện làm việc
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc áp dụng Tiêu chuẩn BSCI là cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho người lao động. Bộ quy tắc ứng xử BSCI đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền lao động, kinh doanh có đạo đức, bảo vệ môi trường,..
Áp dụng BSCI giúp bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro và bất công tại nơi làm việc. Điều này không chỉ tạo ra môi trường làm việc tích cực mà thông qua đó còn khiến người lao động cảm thấy yên tâm và hài lòng trong trình lao động. Tinh thần tích cực của người lao động sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm tỷ lệ nghỉ việc.
2. Tăng cường uy tín và đẩy mạnh thương hiệu
Tiêu chuẩn BSCI mở ra cơ hội để doanh nghiệp có thể tăng cường uy tín và xây dựng những giá trị tích cực cho thương hiệu của họ. Việc đảm bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc mua sắm từ những doanh nghiệp có đạo đức và trách nhiệm. Đó là lý do tại sao việc áp dụng BSCI có thể giúp thu hút và duy trì khách hàng trung thành cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
3. Giảm rủi ro về quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng phức tạp có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến việc tuân thủ Trách nhiệm xã hội. BSCI giúp doanh nghiệp giảm rủi ro này bằng cách đảm bảo rằng tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ tuân thủ các tiêu chuẩn chung. Điều này giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi những vấn đề pháp lý, tài chính, và danh tiếng có thể phát sinh khi không tuân thủ các quy định về Trách nhiệm xã hội.
4. Thúc đẩy sự phát triển bền vững
Cuối cùng, việc áp dụng Tiêu chuẩn BSCI không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho con người, xã hội và môi trường. BSCI định hình một tương lai, trong đó, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và hành tinh. Đây không chỉ là một cách kinh doanh có lợi, mà còn là một phương thức góp phần tích cực để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
→ Có thể nói, việc áp dụng Tiêu chuẩn BSCI không chỉ là một nhiệm vụ thuộc phạm trù đạo đức mà còn là một chiến lược thông minh cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, khi phát triển bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh.
Thách thức và cơ hội khi áp dụng Tiêu chuẩn BSCI tại Việt Nam
1. Thách thức
- Thách thức về thay đổi văn hóa: Để thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp cần thay đổi văn hóa tổ chức và tạo ra những thay đổi cấu trúc trong quản lý. Điều này đòi hỏi sự cam kết cũng như sự đổi mới từ các bên liên quan, từ nhà cung cấp đến người lao động.
- Thách thức về sự phức tạp của chuỗi cung ứng: Trong một chuỗi cung ứng phức tạp, việc đảm bảo tuân thủ trách nhiệm xã hội từng bước từ nhà cung cấp đến người lao động có thể gặp khó khăn. Quản lý và giám sát nhà cung cấp, đối tác sản xuất và xưởng sản xuất trong chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có sự cải thiện liên tục và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.
2. Cơ hội
- Cơ hội về tăng cường năng lực cạnh tranh: Việc thực hiện BSCI tại Việt Nam đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp tuân thủ trách nhiệm xã hội có khả năng thu hút đầu tư, tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này tạo ra cơ hội phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Cơ hội về tạo ra một chuỗi cung ứng công bằng và bền vững: Áp dụng BSCI tại Việt Nam tạo ra nền tảng để xây dựng một chuỗi cung ứng công bằng và bền vững. Việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn Quốc tế là mục tiêu quan trọng trong việc phát triển một hệ thống cung ứng bền vững.
Dịch vụ Hỗ trợ Đánh giá BSCI của KNA CERT
Là một trong những tổ chức uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Đánh giá BSCI theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Đánh giá BSCI của KNA CERT:
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu Tiêu chuẩn BSCI là gì và nắm được một số thông tin về các yêu cầu thực hành trách nhiệm xã hội theo Bộ quy tắc ứng xử của Amfori BSCI.
Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về cách áp dụng Tiêu chuẩn hoặc quan tâm tới dịch vụ Đánh giá BSCI, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất
Tin Mới Nhất
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
FQA: Những câu hỏi thường gặp về HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm, việc triển khai HACCP không chỉ giúp đảm bảo an...
Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP
Các hệ thống quản lý như HACCP, ISO 22000 và FSSC 22000 được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Mặc dù những hệ thống này có chung mục tiêu là...
So sánh BRC và HACCP [Tìm điểm khác biệt và tương đồng]
Doanh nghiệp ngày nay thường áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn thực phẩm, trong đó BRC và HACCP là hai hệ thống quản lý phổ biến và được công nhận rộng rãi. Mặc dù cả BRC...