Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu
Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng chỉ iso 9001 uy tín? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS - Quality Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ, đảm bảo sự cải tiến liên tục và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO 9001 giúp các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực cải thiện hiệu suất, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và chứng minh cam kết của họ đối với chất lượng. Các yêu cầu của tiêu chuẩn này xác định cách thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
Từ khi ra mắt đến nay, ISO 9001 có tất cả 5 phiên bản tương ứng với năm ban hành lần lượt là 1987, 1994, 2000, 2008 và 2015. Hiện nay, phiên bản ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này.
Chứng chỉ ISO 9001 là gì?
Chứng chỉ ISO 9001 là một chứng nhận quốc tế được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Nói cách khác, đây như một "tấm bằng" chứng nhận rằng tổ chức đó có một quy trình làm việc bài bản, chuyên nghiệp, luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng và cải tiến liên tục.
Lợi ích khi nhận chứng chỉ ISO 9001
Khi có được chứng chỉ ISO 9001 nghĩa là tổ chức đã áp dụng tốt các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất và kinh doanh, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn ở mức cao nhất. Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Việc áp dụng ISO 9001 giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa sai sót, lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, ISO 9001 cũng giúp doanh nghiệp phát huy tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo của nhân viên đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 9001 sẽ dễ dàng tham gia vào các dự thầu lớn, đặc biệt là các dự thầu của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Giấy chứng nhận ISO 9001 cũng đóng vai trò như “giấy thông hành” giúp doanh nghiệp thuận lợi xuất khẩu hàng hóa.
Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?
Khi một tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9001, chứng chỉ đó sẽ có hiệu lực tối đa trong vòng 3 năm. Một hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập để chứng nhận phải được duy trì thường xuyên để đảm bảo sự tuân thủ và đạt được các mục tiêu đã định.
Hệ thống quản lý chất lượng phải được duy trì để cải tiến liên tục và để tái chứng nhận. Ngoài ra, cơ quan chứng nhận phải tiến hành kiểm tra định kỳ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp được chứng nhận trong vòng ba năm chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực để đảm bảo rằng hệ thống vẫn đang tuân thủ tốt các yêu cầu.
Những yêu cầu để đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015
Để được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Hiểu bối cảnh của tổ chức
Tổ chức/doanh nghiệp phải phân tích bối cảnh của tổ chức để tìm ra những rủi ro cũng như cơ hội ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng. Sau khi đó, tổ chức phải tiến hành phân tích, đánh giá những rủi ro, cơ hội để có biện pháp giải quyết rủi ro và cơ hội một cách hiệu quả nhất.
2. Xây dựng hệ thống tài liệu để đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải ghi lại thông tin về các quy trình/ thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Các quy trình thủ tục có thể bao gồm:kiểm soát thông tin dạng văn bản, đánh giá nội bộ, …
3. Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 vào thực tế
Tất cả Hệ thống tài liệu bao gồm: chính sách, mục tiêu, các quy trình/ thủ tục... Lãnh đạo phải tuyên bố áp dụng hệ thống tài liệu này cho toàn bộ các phòng/ bộ phận thuộc phạm vi quản lý của ISO 9001 để mọi bộ phận, mọi nhân viên hiểu vai trò và trách nhiệm của mình trong hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tiến hành đánh giá nội bộ và họp xem xét ý kiến lãnh đạo
Sau thời gian áp dụng hệ thống vào thực tế, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá nội bộ để xem xét mức độ hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Qua đó, doanh nghiệp có thể phát hiện những điểm không phù hợp còn tồn tại để cải tiến, nâng cao tính hiệu lực của hệ thống.
Lãnh đạo cao nhất phải tiến hành cuộc họp xem xét các nội dung liên quan như: kết quả đánh giá nội bộ, vấn đề liên quan hài lòng khách hàng, vấn đề các bên liên quan cũng như nhu cầu về nguồn lực...để đề ra biện pháp cải tiến.
5. Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015
Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 9001 với Tổ chức chứng nhận chẳng hạn như KNA CERT. Sau khi đăng ký, KNA CERT sẽ tiến hành đánh giá theo quy định. Nếu hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thì tổ chức chứng nhận KNA CERT sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001 (chứng chỉ ISO 9001) cho doanh nghiệp. Trường hợp kết quả đánh giá có điểm không phù hợp, doanh nghiệp phải khắc phục và gửi bằng chứng cho Tổ chức chứng nhận thì mới được cấp giấy chứng nhận.
Top công ty cung cấp chứng chỉ ISO 9001 uy tín
Nếu doanh nghiệp đang tìm một tổ chức chứng nhận ISO 9001 uy tín thì KNA CERT sẽ là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
KNA CERT được Văn phòng Công nhận chất lượng (BOA), thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/IEC 17021-3:2017 và được cấp số hiệu VICAS 059 – QMS. Do đó, chứng chỉ ISO 9001:2015 do KNA CERT trực tiếp cấp có đầy đủ giá trị pháp lý được công nhận toàn cầu.
Chính vì vậy, KNA CERT được coi là tổ chức Chứng nhận uy tín trong lĩnh vực ISO, thường xuyên cấp chứng chỉ ISO 9001 cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Dưới đây là một số doanh nghiệp/tổ chức mà KNA CERT đã cấp chứng chỉ ISO 9001:
Mẫu giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của KNA CERT
Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận ISO 9001:2015 được cấp bởi tổ chức chứng nhận KNA CERT:
Chứng chỉ ISO 9001 được cấp bởi KNA có dấu công nhận Quốc tế.
Trên giấy chứng nhận ISO 9001 của KNA CERT xuất hiện các con dấu là:
- Logo của IAF (Diễn đàn Công nhận Quốc tế)
- Logo BoA (Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của IAF)
- Logo của Tổ chức chứng nhận KNA CERT
Trong đó, logo của IAF là dấu công nhận toàn cầu. Nhờ logo này mà chứng chỉ ISO 9001 sẽ có hiệu lực trên toàn Thế giới, chứng minh Doanh nghiệp đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn Quốc tế và đáng tin cậy.
Trên đây là thông tin về chứng chỉ ISO 9001. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ về Chứng chỉ ISO 9001 là gì cũng như tổ chức cấp chứng chỉ nào uy tín. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về ISO 9001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác
Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm!

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh
Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT.

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR
Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay!

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may
Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững
Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019)
Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay!