Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF – KNA CERT

KNA CERT cung cấp Dịch vụ Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF theo quy định hiện hành mới nhất năm 2024 cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô.

Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF

1. Ván MDF là gì?

Ván MDF là viết tắt của tên tiếng Anh “Medium Density Fiberboard”, dịch sang tiếng Việt là “Ván sợi mật độ trung bình”. Đúng như cái tên của nó, loại ván gỗ công nghiệp này có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình, đặc hơn các loại gỗ ván dăm nhưng không bằng các loại gỗ cao cấp HDF.

Ván MDF có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng (có thể thêm vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Các sản phẩm nội thất làm từ ván MDF được ứng dụng rộng rãi bởi sự đa dạng về màu sắc và mẫu mã, giá thành lại rẻ hơn so với gỗ tự nhiên và có độ bền khá cao. Ván MDF thường là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm như:

  • Bàn ghế
  • Tủ quần áo
  • Tủ kệ
  • Tủ bếp
  • Giường ngủ

2. Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF là gì?

Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF là hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận xác nhận sự phù hợp của sản phẩm Ván MDF với các Tiêu chuẩn Quốc gia tương ứng.

Đăng ký ngay

Lợi ích khi làm chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF

Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính khi bạn quyết định làm chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm này:

  • Sản phẩm Ván MDF có chất lượng đáng tin cậy: Giấy chứng nhận Hợp chuẩn là bằng chứng đáng tin cậy về chất lượng của sản phẩm Ván MDF. Điều này có thể tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Tuân thủ quy định của Pháp luật: Làm chứng nhận này đồng nghĩa với việc bạn đã tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngành về sản phẩm Ván MDF. Điều này giúp tránh rủi ro pháp lý và tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý.
  • Cạnh tranh tốt hơn: Chứng nhận hợp chuẩn có thể tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm Ván MDF của bạn trên thị trường. Khách hàng thường ưa chuộng những hàng hóa có chứng nhận bởi vì chúng thể hiện sự đảm bảo về chất lượng.
  • Mở rộng thị trường: Chứng nhận hợp chuẩn có thể giúp bạn mở rộng thị trường và tiếp cận các dự án xây dựng lớn hơn, bao gồm cả các dự án chính phủ và tư nhân.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF có thể tạo thêm giá trị cho thương hiệu của bạn. Nó có thể giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về sự cam kết của bạn đối với chất lượng sản phẩm.

Các tiêu chuẩn để Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF

Ván MDF được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào thành phần sản xuất. Mỗi loại Ván MDF khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng biệt quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật. Dưới đây là một số loại Ván MDF phổ biến nhất và tiêu chuẩn tương ứng của chúng.

1. Ván MDF (TCVN 7753:2007)

→ Tiêu chuẩn Quốc gia "TCVN 7753:2007 về Ván sợi – Ván MDF” đặt ra các quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với ván sợi sản xuất theo phương pháp khô (ván MDF, định nghĩa theo TCVN 7750: 2007), không phủ mặt, chịu tải và không chịu tải, sử dụng trong điều kiện khô và ẩm.

Cụ thể bao gồm:

  • Ván sợi (fibreboards): Vật liệu dạng tấm từ các sợi ligno xenlulô, có hoặc không có keo, phụ gia và được ép dưới điều kiện áp suất và/hoặc nhiệt độ xác định.
  • Ván sợi ướt (wet process fibreboards): Ván sợi được sản xuất thep phương pháp ướt, từ sợi có độ ẩm lớn hơn 20%.
  • Ván sợi cứng – HB (hard boards/high density boards): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp ướt có khối lượng thể tích cao.
  • Ván sợi cứng trung bình – MB (medium boards): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp ướt, có khối lượng thể tích trung bình (còn được gọi là ván sợi bán cứng).
  • Ván sợi cứng trung bình cao – MBH (high density medium boards): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp ướt, có khối lượng thể tích trung bình cao (còn được gọi là ván sợi bán cứng cao).
  • Ván sợi cứng trung bình thấp – MBL (low density medium boards): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp ướt, có khối lượng thể tích trung bình thấp (còn được gọi là ván sợi bán cứng thấp).
  • Ván sợi mềm – SB (soft boards): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp ướt có khối lượng thể tích thấp.
  • Ván sợi khô – Ván MDF (dry process fibreboards - MDF): Ván sợi được sản xuất theo phương pháp khô từ sợi có độ ẩm nhỏ hơn 20%, có sử dụng keo kết dính.
  • Ván MDF nặng (high density MDF): Ván MDF có khối lượng thể tích cao (HDF).
  • Ván MDF nhẹ (light MDF): Ván MDF có khối lượng thể tích trung bình hoặc lớn hơn trung bình.
  • Ván MDF siêu nhẹ (ultra light MDF): Ván MDF có khối lượng thể tích trung bình thấp.
  • Ván sợi chậm cháy (fire retardant fibreboards): Ván sợi có khả năng chậm cháy.
  • Ván sợi chống ẩm (moisture resistance fireboards): Ván sợi có khả năng chịu ẩm.
  • Ván sợi chống sâu nấm (biological attack resistance fibreboards): Ván sợi có khả năng chịu sâu nấm.
  • Ván sợi không đánh nhẵn (unsanded fibreboards): Ván sợi có bề mặt không được đánh nhẵn.
  • Ván sợi đánh nhẵn (sanded fibreboards): Ván sợi có bề mặt được đánh nhẵn.
  • Ván sợi phủ bề mặt (decorative coated fibreboards): Ván sợi có phủ một lớp mỏng trang trí lên bề mặt.
  • Ván sợi định hình (moulded fibreboards): Ván sợi có bề mặt lồi hoặc lõm.
  • Ván sợi phẳng (flat fibreboards): Ván sợi có bề mặt phẳng.
  • Mặt ván sợi (face of fibreboards): Mặt phẳng lớn nhất của tấm ván sợi.
  • Mặt phải (righ side fibreboards): Mặt ván sợi có độ nhẵn bề mặt cao.
  • Mặt trái (filet side fibreboards): Mặt ván sợi có độ nhẵn thấp hơn hoặc dấu vết của quá trình công nghệ.

Ván MDF cháy chậm, gỗ dán cháy chậm (TCVN 11350:2016; TCVN 11351:2016)

→ Tiêu chuẩn Quốc gia “TCVN 11350:2016 về Ván MDF chậm cháy” đặt ra các quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với ván sợi có khả năng chậm cháy.

→ Tiêu chuẩn Quốc gia “TCVN 11351:2016 về Gỗ dán chậm cháy” đặt ra các quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ dán chậm cháy thông dụng và ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy.

Đăng ký ngay

Quy trình chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF

 

Dich vụ chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF của KNA CERT

1. Giấy chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF mới nhất

Giấy chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF là bằng chứng để doanh nghiệp chứng minh sản phẩm Ván MDF của mình đã được đánh giá, xác nhận là đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật mà tiêu chuẩn tương ứng quy định.

2. Năng lực của KNA CERT

KNA CERT được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam cho 185 sản phẩm vật liệu xây dựng, trong đó có Ván MDF.

Cho ảnh này vào khung cho đẹp

3. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF

Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF.

KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực Chứng nhận Hợp chuẩn có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.

  • 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
  • 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
  • Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ Chứng nhận Hợp chuẩn Ván MDF và nhận báo giá ưu đãi mới nhất năm 2024

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Thư mời tham dự Hội thảo Kiểm kê khí nhà kính (30/05/2024)

08-05-2024

Thư mời tham dự Hội thảo Kiểm kê khí nhà kính (30/05/2024)

Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Long An đã phối hợp với KNA CERT tổ chức Hội thảo về Kiểm kê khí nhà kính vào ngày 31/05/2024 tại Văn phòng hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Long An - Cafe doanh nhân tại...

Thông báo Lịch nghỉ lễ Chiến Thắng 30/4 và Ngày Quốc Tế Lao Động 01/5

25-04-2024

Thông báo Lịch nghỉ lễ Chiến Thắng 30/4 và Ngày Quốc Tế Lao Động 01/5

Lịch nghỉ lễ nghỉ lễ Chiến Thắng 30/4 và Ngày Quốc Tế Lao Động 01/5 năm 2024 như sau: Thời gian nghỉ: từ ngày 27.4.2024 đến hết ngày 01.05.2024 Thời g...  

Chương trình Tích hợp Lao động & Xã hội (SLCP) là gì?

24-04-2024

Chương trình Tích hợp Lao động & Xã hội (SLCP) là gì?

Trong thời đại ngày nay, khi mà vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ngày càng được quan tâm, Chương trình Tích hợp Lao động & Xã hội (SLCP) nổi lên như một giải pháp thiết...

Các yêu cầu của ISO 14001:2015 cần tuân thủ

19-04-2024

Các yêu cầu của ISO 14001:2015 cần tuân thủ

ISO 14001:2015 đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau để thiết lập, vận hành và duy trì Hệ thống quản lý môi trường (EMS) của một tổ chức. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu Các yêu cầu của ISO 14001:2015...

Chi phí thực hiện ISO 14001:2015 từ A-Z

19-04-2024

Chi phí thực hiện ISO 14001:2015 từ A-Z

Để đảm bảo việc triển khai ISO 14001 thành công và hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các khoản chi phí liên quan trước khi bắt đầu. Trong bài viết này, KNA CERT sẽ giải đáp chi...

KNA CERT Thông báo lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương 2024

17-04-2024

KNA CERT Thông báo lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương 2024

Thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ nghỉ Lễ, Tết năm 2024. Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, Ban Giám đốc Công ty thông báo đến toàn thể khách hàng về Lịch...

1
Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp

Có nhiều loại Ván MDF khác nhau, mỗi loại sẽ có những tiêu chuẩn quy định về yêu cầu kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm Ván MDF của mình cần tuân thủ theo Tiêu chuẩn nào, từ đó lựa chọn Tiêu chuẩn phù hợp.


2
Bước 2: Tìm hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn đã chọn

Sau khi chọn xong Tiêu chuẩn, hãy tìm hiểu nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn đã chọn. Nó sẽ bao gồm tất cả các yêu cầu mà hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đánh giá. Kế đó cần triển khai đảm bảo sự tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.


3
Bước 3: Lựa chọn Tổ chức chứng nhận & Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp phải đảm bảo chọn được Tổ chức đánh giá được phê duyệt để thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mà bạn đã lựa chọn. Sau đó tiến hành khai báo thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận để đăng ký chứng nhận.


4
Bước 4: Chuẩn bị đánh giá

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý chứng nhận với Tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.


5
Bước 5: Đánh giá quá trình sản xuất

Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá kỹ thuật, máy móc, con người,… tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm Ván MDF.


6
Bước 6: Thử nghiệm mẫu điển hình

Đem mẫu Ván MDF của Doanh Nghiệp thử nghiệm tại Phòng VI- LAS được Công nhận. Việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu tuân theo tiêu chuẩn đã chọn.


7
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn Ván MDF

Sau khi chắc chắn rằng doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn Ván MDF cho doanh nghiệp. Chứng nhận có hiệu lực 03 (ba) năm.


8
Bước 8: Đánh giá duy trì chứng nhận

Doanh Nghiệp phải trải qua 02 (hai) cuộc đánh giá giám sát trong 03 (ba) năm để duy trì hiệu lực của chứng chỉ hợp chuẩn Ván MDF.


9
Bước 9: Tái đánh giá

Doanh Nghiệp phải trải qua 02 (hai) cuộc đánh giá giám sát trong 03 (ba) năm để duy trì hiệu lực của chứng chỉ hợp chuẩn Ván MDF.


KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ