Chứng nhận hữu cơ Organic là gì? Lợi ích & Quy trình chứng nhận
KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ORGANIC dành cho sản phẩm hữu cơ theo quy định hiện hành mới nhất cho các doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp và Thực phẩm.
ORGANIC LÀ GÌ?
"Organic" là một thuật ngữ thường được sử dụng trong ngữ cảnh liên quan đến nông nghiệp, thực phẩm và các sản phẩm khác để chỉ các vấn đề liên quan đến sự tự nhiên, không sử dụng các hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hormone kích thích tăng trưởng, sinh vật biến đổi gen
Trong nông nghiệp hữu cơ (Organic Agricultural), người ta tập trung vào việc duy trì và cân bằng hệ sinh thái của đất, cây trồng và động vật bằng cách sử dụng các phương pháp tự nhiên hơn, hạn chế sử dụng hóa chất và tối ưu hóa sự trao đổi giữa các yếu tố trong môi trường nông nghiệp.
Organic là gì ?
Trong ngành thực phẩm, các sản phẩm hữu cơ (Organic food) thường được sản xuất từ nguyên liệu không sử dụng hóa chất tổng hợp và tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm cũng như quy trình sản xuất tự nhiên hơn.
Sự quan tâm đối với các sản phẩm hữu cơ thường liên quan đến việc duy trì sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
CHỨNG NHẬN ORGANIC LÀ GÌ?
Chứng nhận ORGANIC (ORGANIC certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do tổ chức chứng nhận ORGANIC có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm hữu cơ.
Chứng nhận Organic là gì ?
Chứng chỉ ORGANIC hay Giấy chứng nhận ORGANIC (ORGANIC certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ORGANIC.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN ORGANIC
Chứng nhận hữu cơ (Organic certification) thường được áp dụng cho các sản phẩm nông sản, động vật nuôi và các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp. Đối tượng của chứng nhận ORGANIC có thể bao gồm:
- Nông sản: Đây là các loại cây trồng được trồng và thu hoạch bằng các phương pháp hữu cơ, bao gồm cả cây ăn trái, rau của quả, lúa mạch, ngô, hạt giống, cà phê, trà và nhiều loại cây khác.
- Thủy hải sản: Các loài thủy hải sản như tôm, cá, … cũng có thể được chứng nhận ORGANIC để kiểm tra thức ăn, điều kiện sống, nguồn gốc của sản phẩm
- Động vật nuôi: Chứng nhận ORGANIC cũng có thể áp dụng cho sản phẩm động vật nuôi lấy thịt, sữa, trứng và các sản phẩm từ da.
- Sản phẩm chế biến: Các sản phẩm thực phẩm chế biến như sữa chua, bánh mì, nước uống và thực phẩm đóng hộp cũng có thể được chứng nhận hữu cơ nếu chúng được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ.
- Nguyên liệu: Ngoài các sản phẩm cuối cùng, nguyên liệu như nguyên liệu nấu ăn, đường, dầu thực vật cũng có thể được chứng nhận hữu cơ.
- Sản phẩm dược phẩm và thảo dược: Một số loại sản phẩm dược phẩm và thảo dược cũng có thể được chứng nhận hữu cơ nếu chúng được trồng và sản xuất theo các tiêu chuẩn hữu cơ.
- …
Các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận hữu cơ có thể thay đổi tùy theo quốc gia và tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên, chung quy lại, chứng nhận hữu cơ thường đảm bảo rằng quy trình sản xuất đã tuân theo các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ và không sử dụng hóa chất tổng hợp hoặc phương pháp không phù hợp với tiêu chí hữu cơ.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ ORGANIC LÀ GÌ?
Lợi ích với Doanh nghiệp
Việc sở hữu giấy chứng nhận ORGANIC giúp các Doanh nghiệp:
- Xây dựng Hệ thống sản xuất hữu cơ đạt chuẩn
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về canh tác sản xuất thực phẩm hữu cơ của quốc gia và thế giới
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiết kiệm chi phí xử lý các sự cố liên quan tới thực phẩm bẩn hoặc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thể hiện cam kết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giảm bớt các cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Việc sử sở hữu chứng nhận Organic sẽ giúp đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm
- Được các Khách hàng và Đối tác tin tưởng lựa chọn
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Quốc tế
Lợi ích với Khách hàng
Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những công ty có chứng nhận ORGANIC tức là Khách hàng đang:
- Hạn chế nguy cơ lựa chọn nhầm các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
- Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình
- Trở thành người tiêu dùng thông thái
- Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định sản xuất hữu cơ
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất hữu cơ
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ORGANIC
KNA CERT CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN ORGANIC UY TÍN
Chứng chỉ ORGANIC mới nhất
"Chứng chỉ ORGANIC" hay "Giấy chứng nhận ORGANIC" được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống sản xuất hữu cơ đạt yêu cầu của tiêu chuẩn ORGANIC.
Trên giấy chứng nhận ORGANIC hiển thị các thông tin sau:
- Tên: Giấy chứng nhận
- Thông tin của doanh nghiệp được cấp chứng nhận (bao gồm: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế)
- Tên của tiêu chuẩn chứng nhận
- Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp)
- Mã số chứng nhận
- Ngày cấp chứng nhận – Ngày hết hạn
- Dấu hiệu chứng nhận
- Chữ ký và tên của đại diện đơn vị cấp chứng chỉ ORGANIC
- Thông tin của tổ chức cấp chứng chỉ ORGANIC
- Các thông tin cần thiết khác
Năng lực của KNA CERT
KNA CERT đã thành công ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức CCPB trong dịch vụ chứng nhận ORGANIC. Quá trình ký kết giữa hai bên diễn ra hết sức thuận lợi giúp KNA trở thành đối tác của CCPB trong việc cung cấp dịch vụ Chứng nhận ORGANIC tại thị trường Việt Nam.
Tổ chức CCPB là một tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín có trụ sở tại Ý. CCPB chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm thực phẩm, nông sản, thủy sản và sản phẩm thực vật khác. Tổ chức này có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp dịch vụ chứng nhận ORGANIC và được Liên minh Châu Âu chấp nhận cung cấp dịch vụ chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm được xuất khẩu sang Châu Âu.
CCPB cũng được Tổ chức Chứng nhận Đức (DIN) công nhận là một tổ chức chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn DIN EN ISO/IEC 17065. Điều này cho thấy CCPB đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, độ tin cậy và khả năng chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
Việc KNA hợp tác với CCPB để cung cấp dịch vụ chứng nhận ORGANIC tại Việt Nam là một bước đi quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các thị trường lớn.
→ Xem thêm KNA CERT hợp tác với CCPB cung cấp dịch vụ Chứng nhận ORGANIC
Khách Hàng sử dụng dịch vụ Chứng nhận ORGANIC của KNA
KNA CERT đã hỗ trợ cấp hàng nghìn chứng chỉ ORGANIC cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ của Chúng Tôi:
Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây
Công ty TNHH Seagrapes Vietnam
Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ cấp chứng chỉ ORGANIC
Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA CERT tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận ORGANIC.
KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất hữu cơ có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.
- 99% Khách Hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ
- 95% Khách Hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ
- Cấp hàng nghìn chứng chỉ mỗi năm
KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
- Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
- Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
- Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
- Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
- Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn
Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận ORGANIC và nhận báo giá ưu đãi mới nhất
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Hơn 46% doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), tình hình an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Có tới 46,15% cơ quan và doanh...
Doanh nghiệp Vận tải & Logistics nên bắt đầu kiểm kê khí nhà kính từ đâu?
Có 75 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải thuộc danh mục 2.166 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính lần đầu và sẽ phải thực hiện trước ngày 31/03/2025.
Kiểm định khí thải xe máy trên Thế giới được thực hiện như thế nào?
Ô nhiễm không khí là một thách thức toàn cầu, và xe máy – với số lượng gia tăng không ngừng – đã trở thành nguồn phát thải lớn tại nhiều quốc gia. Vậy các nước trên Thế giới kiểm...
Biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ
Việc áp dụng tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và gia tăng cơ hội thị trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng...
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng GMP như thế nào?
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các nguyên tắc GMP để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng. Vậy có những quy định gì về GMP mà doanh nghiệp sản xuất...
Mức phí bảo vệ môi trường với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định mới này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh...