Tư vấn chứng nhận Quy trình Tái chế - Nhựa RecyClass
Chứng nhận Quy trình Tái chế Nhựa RecyClass là loại chứng nhận quan trọng góp phần truy xuất nguồn gốc của sản phẩm nhựa tái chế. Vậy mục đích và các bước chứng nhận như thế nào, hãy cùng KNA CERT đọc và tìm hiểu.
→ Xem thêm Tiêu chuẩn RecyClass về Tái chế Nhựa và Bao bì
THÔNG TIN VỀ NHỰA TÁI CHẾ
Bằng cách tạo ra các kế hoạch đánh giá cho các quy trình tái chế và sử dụng đồ tái chế, RecyClass đã xây dựng một hệ thống để chứng nhận nhựa tái chế.
Những yêu cầu pháp lý ngày càng tăng và các cam kết của ngành đòi hỏi phải có các biện pháp xử lý hài hòa và có thể kiểm chứng, truy xuất nguồn gốc chất thải cũng như sử dụng minh bạch chất tái chế trong các ứng dụng mới. Việc giám sát các mục tiêu tái chế đặt ra ở Châu Âu yêu cầu phải có báo cáo minh bạch.
Ví dụ: Thuế nhựa Tây Ban Nha yêu cầu chứng nhận nhựa tái chế theo UNE EN 15343:2008, do Cơ quan chứng nhận ISO 17065 được công nhận cấp. Chứng chỉ RecyClass có thể được sử dụng làm bằng chứng kiểm tra vì chúng phù hợp với EN 15343:2007, tương đương với UNE EN 15343:2008
Để hướng tới một tương lai sử dụng nhựa tái chế, ngành nhựa phải hướng tới những tuyên bố có thể kiểm chứng và đáng tin cậy. Điều này có thể đạt được thông qua các chứng nhận độc lập của bên thứ ba.
Thông qua Chương trình chứng nhận RecyClass, các công ty có thể tuân thủ các yêu cầu này và trở thành đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa.
MỤC ĐÍCH CỦA CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH TÁI CHẾ NHỰA RECYCLASS
Mục đích của Chứng nhận này là để công nhận các Quy trình Tái chế Nhựa đối với rác thải trước và sau tiêu dùng đang vận hành tại Cơ sở theo các yêu cầu được đặt ra trong Chương trình đánh giá sự phù hợp của quy trình tái chế.
Chứng nhận theo Chương trình kiểm toán này cho phép Nhà tái chế chứng minh sự đóng góp của họ trong việc quản lý chất thải nhựa và truyền đạt một cách minh bạch về nguồn gốc của chất thải. Chứng nhận Quy trình Tái chế RecyClass là khởi đầu cho việc đánh giá xuất xứ chuỗi hành trình sản phẩm nhựa tái chế. Các tổ chức được chứng nhận mang lại niềm tin cho tất cả các bên trong chuỗi giá trị nhựa về việc không ngừng tăng cường sử dụng nhựa tái chế.
Các yêu cầu của Chương trình Đánh giá được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu của EN 15343:2007 và ISO 22095:2020.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH TÁI CHẾ THEO RECYCLASS
Tất cả các doanh nghiệp, đơn vị có khả năng tái chế chất thải nhựa trước và/hoặc sau tiêu dùng thành các sản phẩm nhựa mới đều có thể đăng ký chứng nhận quy trình tái chế, không phân biệt quy mô hay vị trí địa lý.
CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH TÁI CHẾ RECYCLASS
Giấy chứng nhận Quy trình Tái chế RecyClass được cấp thông qua cuộc đánh giá của bên thứ ba, được thực hiện bởi một trong các Cơ quan Chứng nhận được công nhận. Các bước chi tiết của quy trình chứng nhận được mô tả như sau:
MẪU CHỨNG CHỈ QUY TRÌNH TÁI CHẾ RECYCLASS
LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN RECYCLASS VỀ QUY TRÌNH TÁI CHẾ NHỰA
Chứng nhận Quy trình Tái chế Nhựa không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường mà còn thể hiện sự minh bạch, uy tín và bắt kịp xu hướng mới trong ngành công nghiệp xử lý rác thải nhựa.
Khi một doanh nghiệp được chứng nhận theo các tiêu chuẩn đáng tin cậy về thực hành tái chế, như chương trình của RecyClass, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiết lập điều kiện thuận lợi để tuân thủ các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt của EU, từ đó dễ dàng xuất khẩu hàng hóa hơn.
Chứng nhận RecyClass chứng minh uy tín của doanh nghiệp trong quy trình tái chế nhựa. Nó tạo ra một điểm kết nối mạnh mẽ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp, xây dựng nên một cộng đồng có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường.
Và quan trọng hơn cả, chứng nhận Quy trình Tái chế Nhựa không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo mức độ minh bạch và chất lượng của quy trình tái chế. Nó còn là cơ sở, nền tảng vững chắc để chứng nhận truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế theo chương trình của RecyClass.
Chứng nhận này đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một ngành công nghiệp tái chế chất lượng và bền vững.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH TÁI CHẾ RECYCLASS
Chi phí Chứng nhận Quy trình Tái chế là bao nhiêu?
Chi phí đánh giá do các Cơ quan Chứng nhận quy định riêng. Ngoài ra, RecyClass sẽ tính phí quản lý €150. Thành viên RecyClass được giảm giá phí quản lý.
Làm thế nào để chọn một tổ chức chứng nhận?
Danh sách các Cơ quan Chứng nhận công nhận được công khai trên website của RecyClass. Các công ty quan tâm có thể tự do lựa chọn đơn vị chứng nhận trong số này. Nếu doanh nghiệp đang gặp vướng mắc trong quá trình lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp, KNA CERT sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp.
Chứng nhận Quy trình Tái chế RecyClass và Chứng nhận Truy xuất Nguồn gốc Nhựa Tái chế RecyClass có gì khác nhau?
Chứng nhận Quy trình Tái chế đánh giá các quy trình tái chế trước và sau tiêu dùng, trong khi Chứng nhận Truy xuất Nguồn gốc Nhựa Tái đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của vật liệu dọc theo chuỗi giá trị và tính toán hàm lượng tái chế sau đó trong sản phẩm.
Chứng nhận Quy trình Tái chế xác minh điểm xuất phát của chuỗi hành trình sản phẩm nhựa tái chế. Các nhà tái chế muốn Chứng nhận truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế bắt buộc phải được chứng nhận theo Chứng nhận quy trình tái chế RecyClass (hoặc tương đương).
Chương trình chứng nhận quy trình tái chế nào được công nhận là tương đương với chương trình của RecyClass?
RecyClass công nhận các chứng chỉ EuCertPlast tương đương với Chương trình mới này trong thời gian chuyển tiếp 18 tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2022.
Chứng chỉ Quy trình Tái chế RecyClass có hiệu lực bao lâu?
Chứng chỉ RecyClass về Quy trình Tái chế có hiệu lực 01 (một) năm. Giấy chứng nhận này đưa ra tuyên bố cuối cùng về sự phù hợp của quy trình tái chế so với các yêu cầu đánh giá và chi tiết về cuộc đánh giá. Có thể sử dụng Chứng chỉ Quy trình Tái chế để truyền thông B2B.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu Chứng nhận Quy trình Tái chế cho sản phẩm Nhựa theo tiêu chuẩn RecyClass, Hàng vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất
Hơn 46% doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), tình hình an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Có tới 46,15% cơ quan và doanh...
Doanh nghiệp Vận tải & Logistics nên bắt đầu kiểm kê khí nhà kính từ đâu?
Có 75 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải thuộc danh mục 2.166 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính lần đầu và sẽ phải thực hiện trước ngày 31/03/2025.
Kiểm định khí thải xe máy trên Thế giới được thực hiện như thế nào?
Ô nhiễm không khí là một thách thức toàn cầu, và xe máy – với số lượng gia tăng không ngừng – đã trở thành nguồn phát thải lớn tại nhiều quốc gia. Vậy các nước trên Thế giới kiểm...
Biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ
Việc áp dụng tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và gia tăng cơ hội thị trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng...
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng GMP như thế nào?
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các nguyên tắc GMP để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng. Vậy có những quy định gì về GMP mà doanh nghiệp sản xuất...
Mức phí bảo vệ môi trường với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định mới này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh...