Đảm bảo an toàn lao động - Động lực phát triển bền vững
Đảm bảo an toàn lao động khiến người lao động làm việc tích cực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời là nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Phổ biến và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân là việc làm vô cùng cần thiết
Tại sao cần đảm bảo an toàn lao động?
Đảm bảo an toàn lao động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với những người lao động và đời sống gia đình của họ, mà còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội.
Nhờ thực hiện tốt an toàn lao động, người lao động và doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa thương tích, giảm thiểu thiệt hại về người và của.
Không những vậy, nếu được đảm bảo về an toàn lao động, người lao động sẽ có động lực thi đua lao động sáng tạo, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Làm thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Đối với doanh nghiệp
Các cơ quan đoàn thể và ngành chức năng cần chủ động phối hợp đẩy mạnh và duy trì các hoạt động tuyên truyền, cùng với đó là hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh, cải thiện môi trường làm việc…
Cần gắn biển cảnh báo tại những nơi nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động. Máy móc, thiết bị trên công trường cũng cần được kiểm tra, duy tu. Ngoài ra, có thể tổ chức bài thể dục giữa ca để khắc phục tình trạng uể oải, mỏi mắt khi công nhân phải ngồi lâu, đặc biệt là với những ngành đặc thù như ngành may. Điều này sẽ tạo nên sự tin tưởng của người lao động vào doanh nghiệp bởi khi đó, họ biết rằng vấn đề sức khỏe của mình được chú trọng và quan tâm. Nhờ vậy, uy tín của doanh nghiệp sẽ được gia tăng, thu hút thêm nhiều nhân sự.
Thêm vào đó, việc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban an toàn hay mạng lưới an toàn vệ sinh viên được quy định rõ ràng; nội quy, biện pháp an toàn lao động được xây dựng cho từng hạng mục; công tác nhận diện mối nguy hại được chú trọng và nâng cao; rủi ro, quy trình làm việc an toàn được đánh giá kỹ lưỡng; điều kiện làm việc cho người lao động được đầu tư để cải thiện; tất cả đều là những yêu cầu quan trọng và cần thiết.
Định kỳ hàng quý, hàng năm, các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát các khía cạnh về môi trường, khí hậu; thực hiện đúng và đủ các chế độ báo cáo; tổ chức hoạt động cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp; chú trọng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ…
Để thực hiện những hoạt động trên, đội ngũ kỹ sư giám sát an toàn lao động phải thật sự chuyên nghiệp, có khả năng vận hành công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động một cách hiệu quả. Việc giám sát cũng cần tuân thủ theo hệ thống, tiêu chuẩn quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, giảm thiểu các sự cố liên quan đến tai nạn lao động.
Tổ chức khóa học phòng cháy chữa cháy, phục vụ công tác đảm bản an toàn lao động
Đối với người lao động
Công tác an toàn, vệ sinh lao động là vấn đề người lao động cần đặc biệt quan tâm.
Người lao động cần thực hiện đầy đủ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp an toàn vệ sinh lao động đã được doanh nghiệp đề ra; tuân thủ các biện pháp đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động.
Chủ động học hỏi và tiếp thu kiến thức khi tham gia các khóa huấn luyện và đào tạo do doanh nghiệp hoặc các đơn vị có chuyên môn tổ chức, từ đó hiểu được những kỹ năng cần thiết, thay đổi hành vi vì một môi trường làm việc an toàn hơn, thúc đẩy văn hóa an toàn, giảm thiểu các rủi ro tai nạn, góp phần gia tăng năng suất lao động
An toàn lao động là yếu tố mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp và phía người lao động, đồng thời là động lực giúp doanh nghiệp tăng trưởng; thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển bền vững, góp phần giúp cho Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo được triển khai một cách hiệu quả.
Tin Mới Nhất
KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina
Công ty TNHH Sekonix Vina lựa chọn KNA CERT là tổ chức đào tạo 3D5S cho cán bộ nhân viên.
Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"
"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".
Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM
Từ ngày 01/10/2023, giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã bắt đầu. Mua Chứng chỉ CBAM là cách trả thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ rò rỉ...
Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các tác động này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,...
CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU
Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã được thông qua vào ngày 17/05/2023 và giai đoạn chuyển tiếp của CBAM bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Việc đưa CBAM vào...
Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)
Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP hiệu quả và các chương trình tiên quyết giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm an toàn. Thực hiện các chương trình tiên quyết trong HACCP là một trong...