Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Điểm danh những tai nạn lao động thường gặp ở một số ngành nghề

Quá trình lao động luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường trước được. Vậy trong những ngành nghề đặc thù có những tai nạn lao động nào dễ xảy ra? Hãy đọc bài viết này của KNA CERT để tìm hiểu.

Những tai nạn lao động phổ biến trong các ngành nghề đặc thù

Tai nạn lao động là rủi ro tiềm ẩn trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi sự tiếp xúc với máy móc, hóa chất, độ cao hoặc môi trường làm việc nguy hiểm. Dưới đây là những loại tai nạn thường gặp trong một số ngành nghề đặc thù theo Quyết định 636/QĐ-BYT năm 2025.

1. Ngành khai thác khoáng sản

Ngành khai thác khoáng sản có nhiều rủi ro do làm việc trong môi trường hầm lò, địa hình phức tạp và sử dụng nhiều vật liệu dễ gây nguy hiểm. Các tai nạn phổ biến gồm:

  • Sập lò: Xảy ra do kết cấu địa chất không ổn định hoặc thi công không đúng quy chuẩn.
  • Bục nước: Dòng nước ngầm tràn vào hầm lò gây nguy cơ ngập úng, đe dọa tính mạng người lao động.
  • Cháy nổ khí: Khí methane tích tụ có thể gây cháy nổ nghiêm trọng trong hầm lò.
  • Điện giật: Do rò rỉ điện từ hệ thống máy móc hoặc nguồn điện trong hầm lò.
  • Nổ mìn khai thác: Sự cố trong quá trình sử dụng thuốc nổ khai thác có thể dẫn đến tai nạn thương tâm.

2. Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành xây dựng là một trong những lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao nhất, với những rủi ro phổ biến như:

  • Rơi vật liệu: Người lao động có thể bị thương do vật liệu xây dựng như gạch, bê tông, hoặc thiết bị nặng rơi từ trên cao.
  • Bị cắt, đâm: Khi sử dụng các công cụ như máy cắt, mũi khoan hoặc lưỡi dao sắc bén, người lao động có thể bị thương.
  • Va chạm máy móc: Tai nạn xảy ra khi người lao động bị xe nâng, xe cẩu hoặc thiết bị khác đâm phải.
  • Ngã từ độ cao: Khi làm việc trên giàn giáo, thang máy hoặc các công trình cao tầng, nguy cơ té ngã là rất lớn.
  • Điện giật: Rủi ro này xảy ra khi tiếp xúc với hệ thống điện hoặc sử dụng thiết bị điện không an toàn.
  • Tai nạn hóa chất: Trong sản xuất vật liệu xây dựng, việc tiếp xúc với xi măng, dung môi hoặc khí độc có thể gây dị ứng, bỏng hoặc ngộ độc.

3. Ngành cơ khí

Môi trường làm việc trong ngành cơ khí có nhiều máy móc, thiết bị nguy hiểm, dẫn đến các tai nạn lao động như:

  • Điện giật: Do hở điện hoặc rò rỉ từ thiết bị vận hành.
  • Vấp ngã, va đập, đâm thủng: Người lao động có thể bị trượt ngã hoặc va vào vật sắc nhọn, gây chấn thương nghiêm trọng.
  • Bị cuốn vào máy: Quần áo, tóc hoặc tay chân có thể bị cuốn vào các bộ phận quay của máy.
  • Bỏng phoi, phoi bắn vào mắt: Trong quá trình gia công kim loại, phoi nóng có thể bắn ra và gây bỏng hoặc tổn thương mắt.
  • Chấn thương tay, chân: Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất chi hoặc tử vong.

4. Ngành dệt may

Ngành dệt may tuy ít nguy hiểm hơn một số ngành khác nhưng vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn, bao gồm:

  • Cháy, nổ: Do sử dụng máy móc có nhiệt độ cao hoặc các vật liệu dễ cháy.
  • Điện giật: Khi tiếp xúc với dây điện hở hoặc máy móc bị rò điện.
  • Tai nạn trong quá trình cắt: Máy cắt có thể gây đứt tay, kéo rơi trúng chân hoặc gây thương tích.
  • Kim đâm trong quá trình may: Người lao động có thể vô tình bị kim đâm vào tay.
  • Bỏng nhiệt khi là ủi: Tiếp xúc với bàn là công nghiệp có thể gây bỏng.
  • Bị cuốn vào máy: Trang phục rộng hoặc tay áo có thể bị cuốn vào bánh răng, dây curoa khi máy đang hoạt động.
  • Hóa chất nhuộm gây tổn thương: Hóa chất có thể bắn vào mắt hoặc da, gây dị ứng hoặc bỏng hóa chất.
  • Bị xiên bởi kim máy thêu: Khi thao tác gần máy thêu hoặc máy may, người lao động có thể bị kim xuyên vào tay.

5. Ngành sản xuất giày dép

Sản xuất giày dép liên quan đến nhiều công đoạn sử dụng máy móc, keo dán và hóa chất, dễ gây ra tai nạn như:

  • Cháy nổ: Do nguyên liệu sản xuất giày dép dễ bắt lửa.
  • Tiếp xúc hóa chất: Keo dán và dung môi có thể gây dị ứng, bỏng da hoặc tổn thương mắt.
  • Dập tay, chân: Khi làm việc với máy ép thủy lực mà không cẩn thận.
  • Điện giật: Do sử dụng máy móc không đảm bảo an toàn hoặc tự ý sửa chữa thiết bị mà không có chuyên môn.
  • Bị cuốn vào máy: Trang phục hoặc tóc có thể bị cuốn vào bộ phận chuyển động của máy.
  • Bỏng nhiệt: Do chạm phải bộ phận nóng của máy ép.

6. Ngành y tế

Mặc dù ngành y tế không liên quan đến máy móc nặng hay xây dựng, nhưng người lao động vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động, như:

  • Cháy, nổ: Bình oxy và bình hấp áp lực có thể phát nổ nếu không được bảo quản đúng cách.
  • Điện giật: Xảy ra khi chạm vào dây điện hở hoặc máy móc bị rò điện.
  • Vật sắc nhọn: Kim tiêm, dao mổ hoặc các dụng cụ y tế có thể gây đâm, cắt trong quá trình thao tác hoặc thu gom rác thải y tế.
  • Tiếp xúc hóa chất: Dung dịch sát khuẩn, hóa chất xét nghiệm có thể gây tổn thương da hoặc mắt nếu bị bắn vào người.
Tư vấn từ chuyên gia

Ngành nghề nào có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Theo Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định:

Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

  • Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
  • Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
  • Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
  • Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
  • Thi công công trình xây dựng.
  • Đóng và sửa chữa tàu biển.
  • Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
  • Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
  • Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
  • Tái chế phế liệu.
  • Vệ sinh môi trường.

Cần ánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động vào thời điểm nào?

Theo Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định:

1. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.

2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:

a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;

b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;

c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:

a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 6 nhóm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ ngay với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin Mới Nhất

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

17-03-2025

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ