Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

An toàn lao động là gì? Nội dung cần biết về an toàn vệ sinh lao động

Trong môi trường làm việc đa dạng và đầy thách thức hiện nay, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu An toàn lao động là gì và những điều bạn cần biết về an toàn vệ sinh lao động.

An toàn lao động là gì?

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 do Quốc hội ban hành, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có đề cập tới các khái niệm về an toàn lao động. Bộ Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

An toàn lao động là gì ?

An toàn lao động là gì ?

Trong đó, Khoản 2 và Khoản 3 – Điều 3 (Giải thích từ ngữ) của Bộ luật có đưa ra các định nghĩa như sau:

  • An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  • Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Gộp chung hai thuật ngữ trên ta có khái niệm An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là các giải pháp giúp phòng, chống yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Đảm bảo ATVSLĐ là là xây dựng và duy trì điều kiện lao động, môi trường làm việc mà ở đó không xảy ra nguy hiểm cho người lao động và những người xung quanh.

Thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động

Những năm gần đây, công tác đảm bảo ATVSLĐ đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn tồn tại một số hạn chế do công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ chưa được quan tâm đúng mực ở các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, ở một vài nơi, người lao động vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn an toàn và sức khỏe cho bản thân và cộng đồng cộng đồng. Hay một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện các quy định về an toàn lao động, các trang thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu, chưa bảo dưỡng máy móc, thiết bị thường xuyên,....

Thông báo 1229/TB-LĐTBXH năm 2023 cho thấy, theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, năm 2022 trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) (tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021) làm 7.923 người bị nạn (tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021)

Thông báo 1229/TB-LĐTBXH năm 2023 cũng chỉ ra các các nguyên nhân chủ yếu khiến TNLĐ chết người xảy ra gồm:

Nguyên nhân do người sử dụng lao động

Nguyên nhân này chiếm 39,28% tổng số vụ và 40,22% tổng số người chết, cụ thể:

  • Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 20,35% tổng số vụ và 20,64% tổng số người chết.
  • Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 9,14% tổng số vụ và 9,48% tổng số người chết.
  • Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 3,92% tổng số vụ và 3,77% tổng số người chết.
  • Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 3,1% tổng số vụ và 2,99% tổng số người chết.
  • Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm chiếm 2,77% tổng số vụ và 3,34 tổng số người chết.

Nguyên nhân do người lao động

Nguyên nhân này chiếm 18,73% tổng số số vụ và 18,53% tổng số người chết, cụ thể:

  • Người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động chiếm 10,58% tổng số số vụ và 10,47% tổng số người chết;
  • Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn được trang bị chiếm 8,15% tổng số số vụ và 8,06% tổng số người chết.

Hiện nay tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tốt

Hiện nay tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tốt

Nguyên nhân khác

Còn lại 41,99% tổng số vụ tai nạn lao động với 41,25% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác gây ra, khách quan khó tránh.

Tầm quan trọng của An toàn vệ sinh lao động

Thực trạng trên đã phần nào phản ánh tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh ý nghĩa bề nổi, ATVSLĐ vệ sinh lao động còn có những ý nghĩa lớn lao:

1. Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động

An toàn vệ sinh lao động không chỉ đảm bảo sự an toàn cho con người trong thời gian làm việc mà còn có tác động lâu dài đến sức khỏe của người lao động. Những tai nạn lao động có thể dẫn đến thương tổn nặng nề, thậm chí là tàn tật. Hậu quả của những tai nạn này không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn tới gia đình và xã hội. Đồng thời, môi trường làm việc không an toàn cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như căng thẳng tinh thần, mệt mỏi, và trầm cảm.

2. Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc

Một môi trường làm việc an toàn vệ sinh tạo ra sự yên tâm cho người lao động, giúp họ tập trung vào công việc mình đang làm. Khi không phải lo lắng về nguy cơ tai nạn hoặc tình trạng không an toàn, họ có thể làm việc hiệu quả hơn và đạt được hiệu suất cao hơn. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất mà còn tới tinh thần làm việc của họ. Nhân viên cảm thấy được tôn trọng và quan tâm, từ đó tạo nên môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.

3. Thể hiện Trách nhiệm xã hội

Việc bảo vệ an toàn vệ sinh lao động không chỉ là một nhiệm vụ kinh doanh mà còn là một trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp không chỉ có trách nhiệm đối với người lao động của mình mà còn có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho thấy doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

4. Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

An toàn vệ sinh lao động là một phần quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ của một tổ chức, một nền kinh tế mà là của cả một quốc gia. Việc đầu tư vào công tác đào tạo và thực hiện những biện pháp an toàn vệ sinh lao động không chỉ giảm thiểu nguy cơ tai nạn và thương tật mà còn tạo ra một môi trường làm việc ổn định và bền vững. Những nơi có tiêu chuẩn an toàn cao thường thu hút được những nhân tài và nhân sự chất lượng, tạo nên cơ hội cạnh tranh và phát triển cho tương lai.

Bạo vệ sức khỏe người lao động cũng là giúp cho doanh nghiệp có được sự phát triển bền vững

Bạo vệ sức khỏe người lao động cũng là giúp cho doanh nghiệp có được sự phát triển bền vững

5. Tuân thủ pháp luật và tạo dựng uy tín

Xuất phát từ trạng ATLĐ, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật quy định về vấn đề này. Trong đó, Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với các nhóm đối tượng lao động một cách toàn diện và cụ thể. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện lao động an toàn. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ giúp các tổ chức hoạt động hợp pháp mà còn tạo dựng uy tín với tư cách là một đơn vị có trách nhiệm xã hội, từ đó thu hút Khách Hàng và Đối Tác dễ dàng hơn.

Các nhóm đối tượng của An toàn vệ sinh lao động

6 nhóm huấn luyện An toàn vệ sinh lao động bao gồm:

Nhóm 1: Người làm công tác quản lý

Nhóm 1 là những người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc
  • Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật
  • Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những người nhóm 1 thường có chức vụ (lãnh đạo), không trực tiếp tham gia vào công việc sản xuất như: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng – phó phòng (ban) của Công ty hoặc chi nhánh; phụ trách bộ phận: Sản xuất – Kinh doanh – Kỹ thuật.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nhóm 2 gồm những người:

  • Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động của cơ sở
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Người làm công tác ATVSLĐ thực hiện các công việc như:

  • Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp ATVSLĐ
  • Đôn đốc, giám sát việc thực thi ATVSLĐ
  • Quản lý, theo dõi, khai báo về máy, vật tư
  • Thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ trong tổ chức

Nhóm 3: Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Trong các nhóm huấn luyện ATVSLĐ, nhóm 3 là nhóm được chia ra nhiều loại dựa trên môi trường làm việc và tính chất công việc khác nhau, bao gồm:

  • Người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Người làm công việc có tiếp xúc với Danh mục các loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Các chức danh và vị trí có thể thuộc nhóm 3 gồm: Công nhân, Bảo dưỡng, Bảo trì, Bảo vệ, Bếp trưởng, Bốc xếp, Kỹ thuật viên, Đội trưởng, Cán bộ kỹ thuật, Nhân viên…

Lưu ý: Chức danh trong mỗi tổ chức có thể khác nhau nhưng đều phải làm việc trong môi trường nghiêm ngặt, tiếp xúc các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho người lao động thì mới được xếp vào nhóm 3

Nhóm 4: Người không thuộc các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5 trong 6

Nhóm 4 thường là:

  • Người học nghề, tập nghề
  • Nhân viên thử việc
  • Người lao động không có chức vụ, không tham gia công việc ATVSLĐ, làm việc trong điều kiện bình thường không nguy hiểm.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế

Tham mưu giúp lãnh đạo và trực tiếp quản lý sức khỏe người lao động như:

  • Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, tình huống cấp cứu tai nạn lao động
  • Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe
  • Tổ chức khám chữa bệnh thông thường, cấp cứu người bị tai nạn lao động …

Các chức danh và vị trí có thể thuộc nhóm 5 là: Bác sĩ, Cán bộ y tế, Nhân viên y tế, Y tá…

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên

An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.

Các chức danh và vị trí có thể thuộc nhóm 6 an toàn vệ sinh viên: tổ trưởng, đội trưởng, trưởng ca, chuyền trưởng…

Thời gian huấn luyện ATVSLĐ của từng nhóm tối thiểu là bao lâu?

Theo Điều 19 - Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 -  Điều 1 - Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu như sau:

  • Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
  • Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Tùy từng nhóm sẽ có thời gian huấn luyện khác nhau

Tùy từng nhóm sẽ có thời gian huấn luyện khác nhau

Khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của KNA

KNA CERT được chỉ định huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chúng Tôi cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ cho cả 6 nhóm: 1-2-3-4-5-6.

Giấy chứng nhận Đủ điều kiện huấn luyện ATVSLĐ của KNA CERT

Giấy chứng nhận Đủ điều kiện huấn luyện ATVSLĐ của KNA CERT

KNA cam kết:

  • Huấn luyện ATVSLĐ tuân thủ Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP
  • Đảm bảo thời gian huấn luyện theo Quy định của Pháp luật
  • Cấp giấy chứng nhận huấn luyện (Nhóm 1,2,5,6), Thẻ an toàn (Nhóm 3) và hướng dẫn lập Sổ theo dõi công tác huấn luyện (Nhóm 4) hợp lệ

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chứng nhận dịch vụ chứng nhận KNA theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin Mới Nhất

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

29-11-2024

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

28-11-2024

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

27-11-2024

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

22-11-2024

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

21-11-2024

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

21-11-2024

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ