Doanh nghiệp tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh
Dù khái niệm ESG vẫn còn “xa lạ” tại Việt Nam nhưng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng tiên phong thực hành ESG. Tuy nhiên hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về bộ tiêu chuẩn liên quan, khiến doanh các nghiệp gặp khó khăn trong việc theo dõi việc thực thi ESG.
Tại Hội thảo “Kinh doanh bền vững: Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tại Cần Thơ vào chiều 06/04/2023, bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Cần Thơ cho rằng ESG (Báo cáo Môi trường – Xã hội – Quản trị) không chỉ là xu hướng tất yếu trên toàn cầu mà còn là vấn đề then chốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Thương Linh chia sẻ: “EU – thị trường xuất khẩu quan trọng của vùng, đã ban hành chỉ số phát triển bền vững vào năm 2022 và dự kiến chính thức áp dụng vào năm 2025. Do đó, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp với thị trường này đều phải biết về ESG và thực hành ESG”. Bà Linh cho rằng dù quy định này sẽ tạo áp lực tuân thủ lên các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh hơn trong tương lai.
→ Xem thêm ESG là gì ?
Doanh nghiệp bắt đầu lồng ghép ESG vào chiến lược kinh doanh
Theo đánh giá của ERM Việt Nam, nếu thực thi ESG tốt, doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro hiệu quả hơn, từ đó nâng cao vị thế kinh doanh, giảm chi phí vận hành và củng cố mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan.
Bà Nguyễn Quý Hạnh, Chuyên viên Tư vấn cao cấp và Trưởng nhóm xã hội ERM Việt Nam nhận định: “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đưa ESG vào chiến lược phát triển kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Bởi ESG là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của doanh nghiệp thông qua việc vận hành doanh nghiệp theo cách sạch hơn, minh bạch hơn và bảo vệ môi trường dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng”.
Chia sẻ về tiến trình thực hành ESG tại doanh nghiệp, ông Phan Thanh Lộc, Chủ tịch Công ty Cổ phần Việt Nam Food (VNF), cho biết VNF bắt đầu triển khai ESG từ chính thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều năm trước. “Trước đây, ước tính mỗi ngày doanh nghiệp thải ra môi trường khoảng 1 triệu kg đầu, vỏ tôm. Do vậy, trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, VNF đã xác định tập trung nghiên cứu và phát triển (R&D) với mục tiêu chế biến các phụ phẩm thành thức ăn cho người và cho chăn nuôi. Nhờ đó, cảnh phụ phẩm phơi dọc các con đường ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm bớt”, ông Lộc cho biết.
Tương tự như VNF, theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Giám đốc Điều hành Công ty Sản xuất – Thương mại Abavina, doanh nghiệp cũng đưa khái niệm “thuận thiên” vào các khâu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp để mọi người tham gia cùng thực hiện và giám sát. Từ đó, công ty đã mò mẫm đi theo các thông lệ quốc tế và thấy mình “tiến hoá lên”.
ESG giúp hài hòa các nhóm lợi ích
E-S-G là 3 trụ cột trong xu thế kinh doanh mới, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Triển khai ESG tức là doanh nghiệp lựa chọn sản xuất và kinh doanh theo hướng bền vững. ESG hướng tới việc làm hài hòa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích của môi trường - xã hội (bao gồm người lao động, đối tác, tổ chức tín dụng, khách hàng, bạn hàng và xã hội). Bỏ lỡ ESG, doanh nghiệp sẽ bị suy giảm sức cạnh tranh, thậm chí không thể tồn tại trong bối cảnh đối tác, bạn hàng ngày càng đòi hỏi cao về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Giải pháp hướng tới
Mục tiêu trước mắt của VCCI là từng bước nâng cao nhận thức về từng yếu tố trong ESG, từ đó trợ giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng quản trị theo thông lệ tốt của Quốc tế.
Chiến lược |
Quản lý rủi ro |
Công bố thông tin & xếp hạng |
|||||
Chiến lược Khí hậu và ESG |
Xây dựng năng lực |
Lãnh đạo ESG |
Quản lý rủi ro ESG |
Đánh giá rủi ro danh mục |
Công cụ và sản phẩm tài chính bền vững |
Báo cáo và công bố thông tin |
Xếp hạng ESG |
Đánh giá các vấn đề ESG chính |
Đào tạo và xây dựng năng lực về ESG / Khí hậu cho lãnh đạo điều hành |
Chính sách, Chiến lược và Quản trị ESG (UNPRI -1, SGDs-2, TCFD) |
Tư vấn giao dịch ESG |
Đánh giá danh mục rủi ro chuyển đổi liên quan tới khí hậu (TCFD-6) |
Tư vấn trái phiếu xanh / bền vững / chuyển đổi |
Báo cáo phù hợp với khung quy định toàn cầu (IIRC-7, GRI-8, SDGs) |
Chiến lược và ưu tiên xếp hạng ESG (Rate the Raters) |
So sánh với DN và lãnh đạo trong ngành |
Thúc đẩy truyển thông, tương tác nội bộ |
Tư vấn tài chính bền vững/chính sách (EU Taxonomy) |
Đánh giá toàn diện ESG (VD: Theo bộ tiêu chuẩn IFC-3 và EP4-4) |
Vết carbon và nước của DN trong danh mục đầu tư |
Tư vấn khoản vay xanh / bền vững / chuyển đổi |
Công bố thông tin rủi ro khí hậu và ESG (TCFD, CDP) |
Phân tích khoảng cách xếp hạng ESG |
Chiến lược, Khung và Hướng dẫn về khí hậu và phát triển bền vững |
|
Tư vấn về Khuôn khổ và Tư cách thành viên (UNPRI, EP4,…) |
Đánh giá tác động XH và MT của các bên cho vay và các nghiên cứu khác |
|
Tư vấn Tài chính khí hậu / Tài chính tác động |
UNPRI Taxonomy và báo cáo |
Cải thiện kết quả xếp hạng và đánh giá ESG |
Lộ trình triển khai |
|
|
|
|
Tư vấn đầu tư trách nhiệm |
|
|
Xây dựng chỉ tiêu và KPIs |
|
|
|
|
Tư vấn ESG cho Quỹ mục đích đặc biệt (Khí hậu, nước) |
|
|
* Chú thích:
(1) Nguyên tắc đầu tư trách nhiệm
(2) Các mục tiêu phát triển bền vững
(3) Tiêu chuẩn Hoạt động IFC
(4) Nguyên tắc xích đạo 4
(5) Đánh giá tác động xã hội và môi trường
(6) Đội chuyên trách về công bố thông tin tài chính liên quan tới khí hậu
(7) Hội đồng báo cáo tích hợp Quốc tế
(8) Sáng kiến báo cáo toàn cầu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì mới buộc phải công bố ESG. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu EU…, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu chưa tới 100 tỷ nhưng cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên vấn đề hiện nay là Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất quy định công bố thông tin khiến nhà đầu tư cũng như đối tác khó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì hạn chế dữ liệu để so sánh; đồng thời, phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc xác định chỉ số nào nên theo dõi.
Ngoài ra, theo ông Phan Thanh Lộc, hiện có một thực tế “tréo ngoeo” khiến doanh nghiệp phải “cười ra nước mắt”. Đó là trong khi doanh nghiệp phải chi hàng nghìn tỷ để đầu tư công nghệ, xử lý phụ phẩm để tiến tới đạt các tiêu chuẩn về ESG thì sản phẩm làm từ tôm thật lại được bán với giá cao hơn so với sản phẩm chế biến từ phụ phẩm. “Do đó, nếu không có cơ chế khuyến khích thì doanh nghiệp sẽ ngại tuân thủ các quy định về ESG”, ông Lộc nêu quan điểm.
Nếu doanh nghiệp cũng đang quan tâm tới việc thực hành ESG mà muốn tìm hiểu các tiêu chuẩn liên quan, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...