Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

ESG là gì? Các tiêu chí ESG doanh nghiệp không thể bỏ qua

Phát triển bền vững theo các tiêu chí ESG là xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại. Bộ tiêu chuẩn ESG đặt ra các yêu cầu về ba khía cạnh quan trọng là: Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết ESG là gì hãy đọc bài viết sau của KNA CERT.

ESG là viết tắt của từ gì?

ESG là viết tắt của ba từ tiếng Anh là “Environment (Môi trường)”, “Social (Xã hội)” và “Governance (Quản trị doanh nghiệp)”. Nó đề cập tới một loạt các tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mục tiêu của tiêu chuẩn ESG là nắm bắt tất cả các rủi ro và cơ hội phi tài chính vốn có trong hoạt động hàng ngày của công ty.

Tiêu chuẩn ESG xuất hiện từ khi nào?

Khái niệm về ESG ban đầu được đề cập trong một ấn phẩm của nhà kinh tế học Hoa Kỳ Howard Bowen vào năm 1953 dưới dạng CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh) và thuật ngữ ESG xuất hiện lần đầu vào năm 2003 trong một bản báo cáo của Liên hợp Quốc có tên “Who cares wins” (“Ai quan tâm chiến thắng”).

Trải qua gần 2 thập kỷ, ESG đã tiến hóa từ hệ thống báo cáo chuyên biệt đánh giá toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các nhà đầu tư tài chính, trở thành một thuật ngữ chung để chỉ cách mà các nhà quản trị doanh nghiệp hay thương hiệu cân nhắc những tác động của doanh nghiệp và sản phẩm lên môi trường, xã hội và nhân sự của họ.

Theo số liệu từ báo cáo của Bloomberg Intelligence (BI), thực hành ESG đang ngày càng trở thành chiến lược chủ đạo, thậm chí là bắt buộc ở một số quốc gia khi đầu tư ESG năm 2020 vượt 35.000 tỷ USD. Dự báo, dòng tài sản có tích hợp các yếu tố ESG toàn cầu sẽ đạt 50.000 tỷ USD vào năm 2025.

Các chỉ số ESG và báo cáo ESG của doanh nghiệp có tầm quan trọng lớn, là cơ sở cho việc lựa chọn của các nhà đầu tư tài chính, đối tác kinh doanh và là một công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đáp ứng những kỳ vọng khách hàng trong xã hội hiện đại.

Tư vấn từ chuyên gia

Tiêu chí ESG / Chỉ số ESG là gì?

Căn cứ vào "Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022" do PwC Việt Nam và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) phối hợp thực hiện, tiêu chuẩn ESG bao gồm các tiêu chí sau:

1. Môi trường (Environment)

Năng lượng công ty sử dụng và lượng rác thải ra hay lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp.

a) Khí hậu

  • Phát thải carbon
  • Tính bền vững của các tài sản vật chất

b) Ô nhiễm

  • Không khí
  • Đất
  • Nước
  • Khác

c) Rác thải

  • Đóng gói
  • Nguy hại
  • Điện tử
  • Nước thải
  • Khác

d) Sử dụng tài nguyên

  • Thiếu nước
  • Đa dạng sinh học và sử dụng đất
  • Quản lý năng lượng
  • Khác

2. Xã hội (Social)

Các mối quan hệ và danh tiếng được xây dựng qua những hoạt động của doanh nghiệp tại các cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.

a) Người lao động

  • Phúc lợi và nhu cầu cơ bản
  • Đa dạng và Bao trùm
  • Tuyển dụng và thăng tiến
  • Kinh nghiệm của người lao động

b) Khách hàng

  • Chất lượng và an toàn sản phẩm
  • Thông lệ bán hàng
  • Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu

c) Mô hình kinh doanh

  • Vận hành bền vững
  • Quản lý vòng đời và thiết kế sản
  • phẩm
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Khả năng tiếp cận
  • Đầu tư vào cộng đồng

3. Quản trị (Governance)

Cơ chế giám sát các hoạt động kiểm soát, quy trình và thông lệ cần thiết để quản trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hiệu quả vì lợi ích chung của công ty.

a) Thông lệ kinh doanh

  • Đạo đức
  • Hành vi cạnh tranh

b) Công khai và Minh bạch

  • Thuế
  • Kế toán và Kiểm toán nội bộ

c) Năng lực lãnh đạo

  • Hồ sơ của Hội đồng quản trị và
  • Ban Điều hành
  • Chế độ lương thưởng của Ban quản trị / Ban quản lý
  • Mục đích và giá trị
  • Rủi ro và cơ hội
  • Quyền sở hữu và Kế thừa

* Lưu ý:

Bộ chỉ số ESG trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các tiêu chí khác nhau, gọi là Khung ESG (ESG framework), miễn sao đảm bảo toàn diện được ba khía cạnh Môi trường – Xã hội – Quản trị.

Khung ESG (ESG framework) là một bộ quy tắc và tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động bền vững và xã hội trong doanh nghiệp. Chúng là tập hợp các chỉ số và tiêu chí liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả bền vững và trách nhiệm xã hội của họ. Các khung ESG được thiết kế để giúp doanh nghiệp đo lường tiến bộ và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững và trách nhiệm xã hội. Đây cũng là căn cứ để các bên liên quan đánh giá mức độ thực hiện chương trình ESG của doanh nghiệp.

Một số khung ESG phổ biến trên thế giới như:

  • GRI (Global Reporting Initiative – Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu)
  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board – Hội đồng Chuẩn mực Kế toán phát triển bền vững)
  • IFRS Sustainability Disclosure Standards
  • UN Global Compact.
  • GHG Protocol – Kiểm kê phát thải khí nhà kính
  • ...

Tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn các khung ESG khác nhau. Nếu cần, hãy tìm một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về ESG để được tư vấn lựa chọn khung ESG phù hợp. Trường hợp không bắt buộc phải tuân theo một khung ESG cụ thể thì bạn có thể tự xây dựng hoặc chọn một khung ESG phù hợp với ngành và mục tiêu kinh doanh của mình.

Đăng ký ngay

Tại sao cần áp dụng Bộ tiêu chuẩn ESG?

1.Yêu cầu của người tiêu dùng

Trong xã hội hiện đại, nhận thức về con người và môi trường ngày càng phát triển, người tiêu dùng thông thái ngày nay không chỉ yêu cầu về chất lượng, giá thành mà còn đòi hỏi tính bền vững và thân thiện với môi trường trong từng sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra nhiều người cũng quan tâm cả chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động và cộng đồng. Do vậy, bộ tiêu chuẩn ESG là xu hướng tất yếu buộc các doanh nghiệp phải áp dụng nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới “Tương lai tiêu dùng trong những thị trường tăng trưởng nhanh: ASEAN” được công bố vào tháng 6/2020 cho thấy 80% người tiêu dùng ở khu vực ASEAN quan tâm đến tính bền vững và đã thay đổi thói quen sống để trở nên thân thiện hơn với môi trường (Moore, 2022).

Số liệu mới nhất từ báo cáo Edelman Trust Barometer (2022) cho thấy cách doanh nghiệp đối xử nhân viên, nhà cung cấp đã và đang ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Theo đó, 1/3 người tiêu dùng đã ngừng sử dụng một nhãn hiệu mà họ nhận thấy không hành xử thích hợp trước khủng hoảng; 71% nói rằng nếu họ cảm nhận một nhãn hiệu đặt lợi nhuận lên trên con người thì sẽ không bao giờ tin nhãn hiệu đó nữa.

2.Yêu cầu của nhà đầu tư

Chính kỳ vọng từ phía người tiêu dùng đã làm thay đổi cách tiếp cận đầu tư của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn ESG toàn cầu năm 2022 cho thấy ESG đang ngày càng trở thành một tiêu chí quan trọng trong mắt các nhà đầu tư thế giới. Tính đến năm 2022, đã có gần 90% tổ chức đầu tư cân nhắc tới các tiêu chí ESG trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của ESG đối với tiếp cận đầu tư trong năm 2022, hơn 1/4 nhà đầu tư toàn cầu cho biết, ESG là “trọng tâm” trong cách tiếp cận đầu tư của họ (26% so với 28% vào năm 2021). Song, một tỷ lệ cao hơn đã bày tỏ ý kiến của họ về đầu tư ESG là "chấp nhận" (34% so với 32%) và "tuân thủ" (29% so với 24%).

Nhìn chung, châu Âu là khu vực dẫn đầu Thế giới về đầu tư ESG với 93% (so với 79% ở Bắc Mỹ, 88% ở châu Á - Thái Bình Dương). Trong đó, 31% nhà đầu tư châu Âu đặt ESG là trọng tâm trong tiếp cận đầu tư của họ (so với 18% ở Bắc Mỹ, 22% ở châu Á - Thái Bình Dương). Điều này cho thấy thị trường đầu tư và khung pháp lý của châu Âu trưởng thành hơn. Ngược lại, khu vực Bắc Mỹ ít tin trưởng và áp dụng ESG nhất trong đầu tư.

Ngoài ra, ESG đang ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong giới đầu tư khi nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 13% nhà đầu tư Toàn cầu đồng ý rằng ESG là một phong trào nhất thời và ngắn hạn. Điều này cho thấy hầu hết các nhà đầu tư xem ESG như một xu hướng tất yếu trong bối cảnh đầu tư dài hạn.

Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn ESG là gì?

Như đã nói ở trên, việc tuân thủ các tiêu chí ESG là xu thế tất yếu nên tất cả các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều nên áp dụng và công bố báo cáo ESG với cơ quan quản lý, khách hàng, đối tác và công chúng.

→ Xem thêm Tổng quan về ESG tại Việt Nam – Các doanh nghiệp ESG là gì?

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Hy vọng những thông tin cơ bản trên đây đã giúp người đọc hiểu ESG là gì? Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu áp dụng và lập báo cáo đánh giá ESG, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ